Nghị định về Chất Thải Rắn và các văn bản hướng dẫn thi hành

Bài viết này tổng hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn cho Nghị định về quản lý Chất thải rắn. Hãy thực hiện đúng theo pháp luật về môi trường để giữ cho nơi chúng ta sống thêm xanh, sạch, đẹp.

1. 38/2015/NĐ-CP Nghị định về quản lý chất thải rắn và phế liệu

  • Có hiệu lực từ: 15/06/2015
  • Tình trạng: còn hiệu lực

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về: Quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

2. Nghị định này không quy định về quản lý chất thải phóng xạ, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

3. Việc thu gom, vận chuyển chất thải từ khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện thống nhất như đối với chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Nghị định này; không áp dụng quy định tại Chương VIII Nghị định này đối với phế liệu từ khu phi thuế quan, khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải và phế liệu nhập khẩu trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 15. Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:

a) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);

b) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);

c) Nhóm còn lại.

2. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.

3. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể của mỗi địa phương.

Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

1. Thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

3. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ.

Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trên các đường phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt.

3. Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan,

4. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.

Tải văn bản đầy đủ tại đây

2. 16/2015/QĐ-TTg Quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

Quyết định này quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quyết định này áp dụng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem và tải văn bản tại đây

3. 38/2018/QĐ-UBND Quy định về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Quyết định ban hành Quy định về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Nội dung Đơn vị tính Lộ trình
Năm 2018 – 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 trở đi
1. Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
a) Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom tại nguồn
Thu gom thủ công Đồng / kg 364 364 364 364
Thu gom cơ giới Đồng / kg 166 166 166 166
b) Giá tối đa đối với dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Đồng / kg 40 133,5 227 247
2. Giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước Đồng / kg 475

Xem và tải văn bản tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *