Tổng hợp các Quy chuẩn – Tiêu chuẩn về Chất lượng nước

Nước là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đặc biệt nước uống và nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày thì càng cần có chất lượng an toàn để chúng ta sử dụng. Chính vì vậy, nhà nước ban hành các Quy chuẩn – Tiêu chuẩn về Chất lượng nước dưới đây.

1. TCVN 5502 : 2003 Nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng

Các chỉ tiêu chất lượng của nước cấp sinh hoạt và phương pháp thử tương ứng được quy định trong bảng sau:

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Mức, không lớn hơn

Phương pháp thử

1 Màu sắc

mg/l Pt

15

TCVN 6185 : 1996 (ISO 7887 – 1995) hoặc SMEWW 2120
2 Mùi, vị

Không có mùi, vị lạ

Cảm quan hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B
3 Độ đục

NTU

5

SMEWW 2130 B
4 pH

6 ÷ 8,5

TCVN 6492 : 1999 hoặc SMEWW 4500-H+
5 Độ cứng, tính theo CaCO3

mg/l

300

TCVN 6224 : 1996 hoặc SMEWW 2340 C
6 Hàm lượng oxy hoà tan, tính theo oxy

mg/l

6

TCVN 5499 : 1995 hoặc SMEWW 4500-O C
7 Tổng chất rắn hoà tan

mg/l

1000

SMEWW 2540 B
8 Hàm lượng amoniac, tính theo nitơ

mg/l

3

SMEWW 4500-NH3D
9 Hàm lượng asen

mg/l

0,01

TCVN 6620 : 2000 hoặc SMEWW 3500-As B
10 Hàm lượng antimon

mg/l

0,005

SMEWW 3113 B
11 Hàm lượng clorua

mg/l

250

TCVN 6194 : 1996 (ISO 9297 – 1998) hoặc SMEWW 4500-Cl-D
12 Hàm lượng chì

mg/l

0,01

TCVN 6193 : 1996 (ISO 8286- 1986) hoặc SMEWW 3500-Pb
13 Hàm lượng crom

mg/l

0,05

TCVN 6222 : 1996 (ISO 9174 – 1990) hoặc SMEWW 3500-Cr
14 Hàm lượng đồng

mg/l

1,0

TCVN 6193 : 1996 (ISO 8288 – 1986) hoặc SMEWW 3500-Cu
15 Hàm lượng florua

mg/l

0,7 ÷ 1,5

TCVN 6195 : 1996 ( ISO 10359-1 – 1992) hoặc SMEWW 4500-F-
16 Hàm lượng kẽm

mg/l

3,0

TCVN 6193 : 1996 ( ISO 8288 – 1989) hoặc SMEWW 3500-Zn
17 Hàm lượng hydro sunfua

mg/l

0,05

SMEWW 4500-S-
18 Hàm lượng mangan

mg/l

0,5

TCVN 6002 : 1995 (ISO 6333 – 1986) hoặc SMEWW 3500-Mn
19 Hàm lượng nhôm

mg/l

0,5

SMEWW 3500-Al
20 Hàm lượng nitrat, tính theo nitơ

mg/l

0,5

TCVN 6180 : 1996 (ISO 7890 – 1988) hoặc SMEWW 4500-NO3-
21 Hàm lượng nitrit tính theo nitơ

mg/l

10,0

TCVN 6178 : 1996 (ISO 6777 – 1984) hoặc SMEWW 4500-NO2-
22 Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)

mg/l

1,0

TCVN 6177 : 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500-Fe
23 Hàm lượng thuỷ ngân

mg/l

0,5

TCVN 5991 : 1995 ((ISO 5666-1 – 1983 ÷ ISO 5666-3 – 1983) hoặc SMEWW 3500-Hg
24 Hàm lượng xyanua

mg/l

0,001

TCVN 6181 : 1996 (ISO 6703-1 – 1984) hoặc SMEWW 4500-CN-
25 Chất hoạt động bề mặt, tính theo Linear Ankyl bezen Sunfonat (LAS)

mg/l

0,07

TCVN 6336 : 1998
26 Benzen

mg/l

0,01

SMEWW 62000-B
27 Phenol và dẫn xuất của phenol

mg/l

0,01

SMEWW 6420-B
28 Dầu mỏ và các hợp chất dầu mỏ

0,1

SMEWW 5520-C
29 Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ

mg/l

0,01

US EPA phương pháp 507
30 Hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ

mg/l

0,1

SMEWW 6630
31 Coliform tổng số

MPN/100ml 2)

2,2

TCVN 6187-1 : 1996 (ISO 9308-1 – 1990) hoặc SMEWW 9222
32 E.Coli và coliform chiệu nhiệt

MPN/100ml

0

TCVN 6187-1 : 1996 (ISO 9308-1 – 1990) hoặc SMEWW 9222
33 Tổng hoạt động α

pCi/l 3)

3

SMEWW 7110 B
34 Tổng hoạt động BE ta

pCi/l

30

SMEWW 7110 B
Chú thích:

1) NTU (Nephelometric Turbidity Unit): Đơn vị đo độ đục

2) MPN/100ml ( Most probable Number per 100 liters): Mật độ khuẩn lạc trong 100 ml.

3) pCi/l (picories per liter): Đơn vị đo độ phóng xạ Picocuri trên lít.

Tải văn bản đầy đủ tại đây.

2. QCVN 02 : 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng

– Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.

II. Giám sát định kỳ

1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:

– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;

– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:

– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;

– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

III. Giám sát đột xuất

1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:

a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;

b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;

c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Tải văn bản đầy đủ tại đây.

3. QCVN 6-1 : 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát, không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.

Tải văn bản đầy đủ tại đây.

4. QCVN 08 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm.

Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.

– Đánh giá và quản lý chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.

– Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các mục đích sử dụng xác định.

– Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước mặt đối với quy hoạch sử dụng nước đã được phê duyệt.

– Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo nguồn nước mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng.

– Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lượng nước.

Tải văn bản đầy đủ tại đây.

5. QCVN 09 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm ban hành tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn này.

3. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Tải văn bản đầy đủ tại đây.

6. QCVN 10 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng biển ven bờ là vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km).

2. Vùng biển gần bờ là vùng biển tính từ đường cách bờ biển trên 03 hải lý (khoảng 5,5 km) đến 24 hải lý (khoảng 44 km).

3. Vùng biển xa bờ là vùng biển tính từ đường cách bờ biển trên 24 hải lý (khoảng 44 km) đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam.

Tải văn bản đầy đủ tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *