Trang chủ / Thông tư nghị định / Môi trường nước / Các Thông tư – Nghị định về giấy phép tài nguyên nước

Các Thông tư – Nghị định về giấy phép tài nguyên nước

Bài viết này tổng hợp các Thông tư, Nghị định, Quy định liên quan đến giấy phép tài nguyên nước. Đây là các văn bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết cách soạn, nơi nộp các loại giấy phép về sử dụng tài nguyên nước. Ngoài ra còn quy định về giấy phép xả thải và các mức phạt xả thải.

Trong đo, các Nghị định giải thích chi tiết cho Luật tài nguyên nước, các Thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định, và các Quyết định căn cứ trên các Thông tư.

1. Các Nghị định về giấy phép tài nguyên nước

Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng thông tin về khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.

4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 16 (mười sáu) tháng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 (một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

b) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;

c) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;

d) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;

đ) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác khoáng sản về trạng thái an toàn;

e) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;

g) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường;

h) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;

i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;

k) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;

l) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;

m) Buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác ngoài diện tích khu vực khai thác; do khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra;

n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 3. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính

1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Để xem đầy đủ văn bản, mời bạn tải về tại đây.

Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức lưu vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

Điều 2. Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:

1. Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm:

a) Công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;

b) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;

c) Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ một (01) km trở lên;

d) Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên;

đ) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên;

e) Các trường hợp quy định tại Khoản này nếu có yếu tố bí mật quốc gia thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến.

2. Thời điểm lấy ý kiến:

a) Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

b) Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.

3. Nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến bao gồm:

a) Thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;

b) Kế hoạch triển khai xây dựng công trình;

c) Tiến độ xây dựng công trình;

d) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng sử dụng ở thượng và hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;

đ) Các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

e) Các số liệu, tài liệu khác liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

4. Cơ quan tổ chức lấy ý kiến:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi nguồn nước nội tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi nguồn nước liên tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh;

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.

5. Trình tự lấy ý kiến:

a) Chủ dự án gửi các tài liệu, nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cho chủ dự án;

c) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cho chủ dự án;

d) Ngoài các nội dung thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này, chủ dự án có trách nhiệm cung cấp bổ sung các số liệu, báo cáo, thông tin về dự án nếu các cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều này có yêu cầu và trực tiếp báo cáo, thuyết minh, giải trình tại các cuộc họp lấy ý kiến để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.

6. Chủ dự án có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý. Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình là thành phần của hồ sơ dự án khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và phải được gửi kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.

Để xem đầy đủ văn bản, mời bạn tải về tại đây.

2. Thông tư về giấy phép tài nguyên nước

THÔNG TƯ 27/2014/TT-BTNMT

QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU HỒ SƠ CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất; mẫu đơn, mẫu giấy phép, nội dung đề án, nội dung báo cáo trong hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Công trình khai thác nước dưới đất là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m.

2. Công trình khai thác nước mặt bao gồm hồ chứa, đập dâng, đập tràn, kênh dẫn nước, cống, trạm bơm khai thác nước mặt.

3. Lưu lượng khai thác nước dưới đất của một công trình là tổng lưu lượng của các giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc công trình đó.

4. Vùng ảnh hưởng của công trình khai thác nước dưới đất là vùng có mực nước hoặc mực áp lực của tầng chứa nước bị hạ thấp lớn hơn 0,5 m do hoạt động khai thác của công trình đó gây ra.

5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;

b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;

c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;

d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;

đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;

e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;

g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

Chương II

ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 4. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

1. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:

a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;

b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;

c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;

d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;

đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

2. Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp.

3. Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

Điều 5. Khoanh định, công bố khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

1. Khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

a) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.

b) Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Vị trí địa lý, diện tích, phạm vi hành chính của từng khu vực;

– Những số liệu, căn cứ chính để khoanh định từng khu vực.

2. Phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất sau khi có ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.

3. Công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.

4. Điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Định kỳ năm (05) năm một lần hoặc khi cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.

Điều 6. Đăng ký khai thác nước dưới đất

1. Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký:

a) Căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng dân phố) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát hai (02) tờ khai quy định tại Mẫu số 38 của Phụ lục kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân để kê khai.

Trường hợp chưa có giếng khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành khoan giếng.

b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc tổ trưởng dân phố để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.

4. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

Để xem đầy đủ văn bản, mời bạn tải về tại đây.

3. Quyết định về giấy phép tài nguyên nước

QUYẾT ĐỊNH 16/2014/QĐ-UBND

V/V BAN HÀNH BẢNG GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ VÀ BẰNG ĐƯỜNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính Quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 580/TTr-STC ngày 16/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô và bằng đường sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (theo phụ lục kèm theo). Cước vận chuyển hàng hóa quy định tại Quyết định này là mức cước tối đa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và được áp dụng trong trường hợp sau:

1. Làm căn cứ xác định mức trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển không qua hình thức đấu thầu, đấu giá được thanh toán từ ngân sách Nhà nước.

2. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hóa áp dụng theo mức cước trúng thầu và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

3. Làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham khảo trong quá trình ký kết hợp đồng cước vận chuyển hàng hóa ngoài các trường hợp nêu trên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 16/2/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô.

Trường hợp các đơn vị có khối lượng hàng hóa đã ký hợp đồng vận chuyển trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì vẫn tiếp tục thực hiện giá cước theo quy định tại quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 16/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

Khi giá cả các loại vật tư, nhiên liệu; chính sách tiền lương liên quan đến giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô, đường sông thay đổi làm giá cước thay đổi (tăng hoặc giảm) trên 20%, giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án giá tính cước vận tải hàng hóa bằng ô tô, bằng đường sông gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 3;
– TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
– Các Bộ: Tài chính, Tư pháp;
– Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
– CT, các PCT UBND tỉnh;
– Website Chính phủ;
– Công báo tỉnh;
– CV: NCTH;
– Lưu: VT, TH2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Chu Ngọc Anh

 

PHỤ LỤC 01

BẢNG CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
(Kèm theo Quyết định số 16 /2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ)

I. CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ:

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1 (gồm đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại).

ĐVT: Đồng/tấn.km (đ/T.Km)

Cự ly vận chuyển

(km)

LOẠI ĐƯỜNG

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1

13.440

15.994

23.510

34.090

49.430

2

7.440

8.854

13.016

18.872

27.364

3

5.352

6.370

9.362

13.574

19.684

4

4.380

5.212

7.660

11.110

16.108

5

3.840

4.570

7.118

9.740

14.124

6

3.470

4.130

6.070

8.804

12.764

7

3.200

3.806

5.596

8.114

11.768

8

2.988

3.556

5.228

7.580

10.990

9

2.816

3.350

4.924

7.140

10.354

10

2.674

3.182

4.678

6.782

9.832

11

2.552

3.036

4.464

6.470

9.384

12

2.438

2.902

4.264

6.184

8.968

13

2.324

2.764

4.064

5.892

8.544

14

2.218

2.640

3.878

5.626

8.156

15

2.120

2.522

3.708

5.376

7.796

16

2.030

2.416

3.552

5.150

7.468

17

1.968

2.342

3.442

4.992

7.238

18

1.918

2.282

3.356

4.864

7.054

19

1.862

2.216

3.256

4.724

6.850

20

1.800

2.144

3.148

4.564

6.620

21

1.728

2.056

3.022

4.382

6.356

22

1.660

1.976

2.906

4.212

6.108

23

1.600

1.906

2.800

4.060

5.888

24

1.548

1.844

2.708

3.926

5.692

25

1.498

1.784

2.620

3.800

5.508

26

1.450

1.726

2.536

3.676

5.330

27

1.402

1.668

2.452

3.554

5.156

28

1.354

1.610

2.368

3.434

4.978

29

1.308

1.558

2.288

3.316

4.810

30

1.268

1.508

2.218

3.214

4.660

31-35

1.228

1.462

2.150

3.118

4.520

36-40

1.196

1.424

2.090

3.032

4.396

41-45

1.168

1.392

2.044

2.964

4.298

46-50

1.144

1.364

2.002

2.904

4.210

51-55

1.124

1.336

1.966

2.848

4.130

56-60

1.104

1.312

1.932

2.800

4.060

61-70

1.088

1.294

1.900

2.758

3.998

71-80

1.072

1.276

1.876

2.722

3.946

81-90

1.060

1.262

1.868

2.690

3.902

91-100

1.052

1.250

1.838

2.666

3.866

101 km trở lên

1.044

1.244

1.826

2.648

3.840

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song…), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, lá, dây, cuộn, ống, trừ ống nước…).

3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3: Được tính bằng 1,3 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết. Giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Trường hợp vận chuyển hàng hóa không có tên trong danh mục 4 bậc hàng trên: Chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

6. Mức cước cơ bản vận chuyển hàng hóa trên đường đặc biệt xấu (loại 6): Được tính thêm 20% so với mức cước của đường loại 5.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TĂNG (CỘNG THÊM), GIẢM (TRỪ ĐI) CƯỚC SO VỚI MỨC CƯỚC CƠ BẢN QUY ĐỊNH

1. Cước vận chuyển một số hàng hóa trên một số tuyến đường khó khăn vùng cao của tỉnh miền núi, phải sử dụng phương tiện ba cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

2. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải từ 3 tấn trở xuống được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

3. Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp chiều về. Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

4. Cước vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

4.1. Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) cộng thêm 15 % mức cước cơ bản.

4.2. Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút, xả (xe STec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

4.3. Ngoài mức cước quy định tại điểm 4.1 và 4.2 nói trên, mỗi lần sử dụng:

a. Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả, được cộng thêm 3.000 đ/tấn hàng.

b. Thiết bị nâng hạ, được cộng thêm 3.600 đ/tấn hàng.

5. Đối với hàng hóa chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.

6. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải, cước vận chuyển tính như sau:

a. Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

b. Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% – 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

c. Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hóa thực chở.

7. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

8. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng: Áp dụng biểu cước do Bộ Giao thông Vận tải quy định.

Để xem đầy đủ văn bản, mời bạn tải về tại đây.

Chia sẻ ngay:

Chia sẻ zalo
bannerbanner

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Bài viết liên quan

Tới trang tin tức

Không có bài viết phù hợp

call for calltact
call for calltact