NTS tư vấn thiết kế M&E NHỰA TIỀN PHONG
ĐỒNG AN 2, BÌNH DƯƠNG

Đánh giá của khách hàng.
“Quá trình thiết kế có những yêu cầu kỹ thuật đặc thù bên trong nhà máy đặt ra tương đối khó. Tuy nhiên đội ngũ thiết kế họ có chuyên môn tôt nên vấn đề luôn được giải quyết làm hài lòng BQL và ban TGĐ.”

xem thêm

NTS thi công hệ thống xử lý nước thải FPT Software Q.9

Nhận xét của khách hàng.
“Chúng tôi cảm thấy yên tâm về dịch vụ và giá thành của họ. Họ luôn nghĩ có lợi cho Chủ đầu tư chúng tôi.”

xem thêm

câu hỏi thường gặp

Thiết kế cơ điện (thiết kế M&E) là gì?

Các khái niệm “thiết kế cơ điện”, “thiết kế M&E” xuất hiện khoảng hơn 10 năm trở lại đây, viết theo tiếng Anh là Mechanical & Electrical Design. Trước đó ở Việt Nam thường gọi nôm na là “thiết kế điện nước”. Trong đó bao gồm:
Hệ thống điện: điện động lực, điện chiếu sáng
Hệ thống điện nhẹ: Hệ thống camera an ninh, kiểm soát ra vào, hệ thống điều khiển tòa nhà (iBMS)
Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh
Hệ thống thông gió và điều hòa không khí
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống cơ điện đóng vai trò như thế nào trong công trình?

Bạn tưởng tượng công trình xây dựng giống như cơ thể con người. Ở đó đẹp xấu phụ thuộc vào dáng người (hình dáng kiến trúc của công trình), “số đo 3 vòng”. Hệ thống xương sốt đóng vai trò như kết cấu bê tông cốt thép; cột, dầm, xà. Cuối cùng hệ thống mạch máu cung cấp tới các cơ quan bên trong chính là hệ thống ME của công trình. Hệ thống có được thiết kế, thi công tốt công trình sau này vận hành mới tốt.

Nói vậy để hình dung hệ thống cơ điện đóng vai trò rất quan trọng trong công trình. Công trình có cao cấp hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ điện được trang bị.

Thiết kế cơ điện có khó không?

Kiến thức thiết kế cơ điện đa phần là kiến thức cơ bản trong ngành kỹ thuật. Tuy nhiên thực tế kiến trúc hay công nghệ xây dựng có nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều công trình lớn hơn, kiến trúc phức tạp đồi hỏi thiết kế cơ điện cần phát triển để theo kịp. Cái khó khác là trong thiết kế M&E là sự tổng hợp của rất nhiều bộ môn hay ngành học riêng; Điện, cấp thoát nước, điều hòa không khí và thông gió, PCCC… do vậy mỗi kỹ sư của chuyên ngành riêng cần phải nắm về các ngành liên quan để tương tác, phối hợp.

Một đội thiết kế ME chuyên nghiệp cần tối thiểu bao nhiêu người?

Như đã nói bên trên, hệ thống cơ điện cần ít nhất 4 kỹ sư chuyên ngành: Ks điện, Kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư Điện lanh, Kỹ sư PCCC. Ngoài ra có những công trình phức tạp còn phải yêu cầu kỹ sư môi trường để thiết kế cho các hệ thống xử lý nước, kỹ sư Công nghệ thông tin để thiết kế hệ thống mạng và điều khiển tòa nhà…

Đơn giá thiết kế ME tính như thế nào?

Thiết kế ME với các công trình vốn ngân sách thì sẽ tính toán trên tổng mức của hạng mục cơ điện, dựa trên Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 

Với các công trình có vốn ngoài ngân sách thì không có quy định. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tự thỏa thuận phụ thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của công trình. Báo giá có thể trọn gói hoặc theo mét vuông sàn.

Kỹ sư xây dựng hay kiến trúc sư có thể thiết kế ME không?

Việc này cũng khá phổ biến với những công trình nhỏ như nhà phố muốn tiết kiệm chi phí thiết kế ME nên Ks hay KTS kiêm luôn việc này. Tuy nhiên đây là cách làm chụp dựt, không bài bản mà hậu quả là công trình sau này dù có kiến trúc đẹp hoặc kết cấu tốt nhưng khi sử dụng lại có vấn đề về hệ thống điện, cấp thoát nước…

Sự khác nhau giữa thiết kế M&E và thiết kế hạ tầng kỹ thuật điện nước?

Thiết kế M&E là toàn bộ hệ thống kỹ thuật bên trong công trình và hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện nước nằm trong ranh đất của dự án. Còn hệ thống hạ tầng kỹ thuật được hiểu là mạng lưới các tuyến kỹ thuật điện, nước, thông tin liên lạc có tính chất phức tạp và quy mô lớn như một khu dân cư, khu đô thị hay của một thành phố. Do phạm vi công việc khác yêu cầu chuyên môn thực tế của 2 lĩnh vực này cũng khác nhau, cho dù có thể họ được đào tạo 1 ngành trong bậc đại học.

Tuy vậy sẽ có những phạm vi công việc giao thoa như hạ tầng kỹ thuật nội khu nằm trong ranh dự án. Nếu dự án quy mô nhỏ, kỹ sư ME vẫn đủ chuyên môn để thiết kế. Ngược lại quy mô dự án hàng hecta, kết hợp với địa chất và địa hình phức tạp, khi đó đòi hỏi kỹ sư thiết kế hạ tầng chuyên nghiệp đảm nhận.

Công ty NTS áp dụng tiêu chuẩn nào cho các hồ sơ thiết kế?

Tùy theo cấp cấp công trình, nguồn vốn (nhà nước, tư nhân hay nước ngoài) mà chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn cho phù hợp. Ví dụ các công trình liên quan tới vốn ngân sách thì phải bám sát các Quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam. Trong những trường hợp các Quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam chưa có hoặc chưa được cập nhật cụ thể thì chúng tôi áp dụng các quy chuẩn của các Quốc gia tiên tiến có điều kiện khí hậu và nhân khẩu học tương đồng như hệ thống chuẩn CP của Singapore.

Hệ thống cơ điện M&E là gì?

Hệ thống M&E(Mechanical and Electrical) hay hệ thống cơ điện là phần đi kèm với kết cấu xây dựng của một ngôi nhà. Có thể chia làm 2 phần chính là phần cơ và phần điện.

PHẦN CƠ:

La các hàng mục không liên quan đến điện. Trong công trình nhà xưởng, chủ yếu tập trung vào hạng mục Điều hòa và thông gió (MVAC – Mechanical Ventilation and Air Conditioning). Với nhà ở thì quan trọng nhất là hệ thống Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary – P&S). Ngoài ra còn có các hạng mục khác như: Phòng cháy chữa cháy (Fire alarm and Fighting), cung cấp Gas LPG và khí nén,…

PHẦN ĐIỆN:

Là các hạng mục liên quan đến điện gồm: phân phối và cung cấp điện, hệ thống Chiếu sáng (lighting), Điều khiển (control system), Điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).

thiet ke co dien

1. Nguyên tắc cấp thoát nước trong tư vấn cơ điện

Cấp thoát nước nhà ở là một hạng mục phổ biến nhưng không dễ làm. Có một số nguyên tắc như sau:

  • Hộp gen: Bước đầu tiên để làm hệ thống cấp thoát nước, bạn sẽ cần một hộp gen đi từ tầng thượng xuống mặt đất. Nếu thiết kế quá to, sẽ chiếm diện tích và làm xấu kiến trúc ngôi nhà. Nếu làm quá nhỏ, thì lại không đủ để luồn ống và sau đó sẽ phải đi đường ống nước bên ngoài nhà, làm xấu mặt tiền của cả ngôi nhà.
  • Đường ống: Phải được tính toán rẽ nhánh sao cho nước chảy nhanh và mạnh nhất. Nghĩa là phải giảm đến tối thiểu sức cản dọc đường và sức cản cục bộ, như vậy mới tối ưu được vận tốc và áp lực nước.
  • Bồn cấp nước: Lưu lượng nước chứa trên bồn cấp nước mái được tính toán dựa vào nhu cầu sử dụng. Ví dụ nhà có 3 buồng vệ sinh thì khi hoạt động cùng lúc nước phải chảy đươc cả 3. Nhà có 5 người thì bồn chứa nước phải đủ cho cả 5 người luân phiên tắm rửa trong 6 giờ.
  • Ống thoát nước bố trí gọn gàng, dễ thông tắc.
  • Hầm tự hoại đủ sâu so với nhà vệ sinh thấp nhất. Để nước dễ chảy và không bị mùi bốc lên.

Ngoài ra, khi bố trí ống và thiết bị cũng cần chú ý tránh sử dụng dư thừa ống. Đường đi các ống mặt bằng phải gom sát nhau để dễ mở ra bảo trì khi cần. Hộp gen nước tốt nhất nên làm riêng với hộp gen điện hay cáp truyền thông.

 2. Nguyên tắc bố trí sprinkler chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy là yêu cầu của pháp luật đối với mọi công trình, tòa nhà xây mới. Các nơi làm dịch vụ giải trí cộng đồng như trung tâm thương mại, hội nghị, rạp chiếu phim thì lại càng cần để đảm bảo an toàn cho mọi người. Nguyên tắc để lắp đầu sprinkler (còn gọi là béc phun nước chữa cháy) như sau:

  • Hai đầu sprinkler liên tiếp cách nhau tối đa 4m (theo TCVN 7336:2003).
  • Sprinkler phải được bố trí thẳng hàng, chu vi phun phải đủ để phủ mọi diện tích.
  • Mỗi phòng hay đoạn hành lang kín đều phải bố trí bình chữa cháy.
  • Tủ vòi nước chữa cháy phải đủ bao quát hết tất cả diện tích. Ví dụ vòi chữa cháy loại 20m. Thì ngoài phạm vi 20m từ tủ phải có một tủ khác có vòi phun vừa đủ kéo đến đó.
  • Dùng sprinkler chịu nhiệt cho khu vực bếp. Đối với phòng kĩ thuật điện, phải dùng đầu chữa cháy dạng bột.

Trên đây là một số nguyên tắc thiết kế các hạng mục cơ bản. Còn rất nhiều hạng mục khác trong hệ thống cơ điện mà NTS sẽ tư vấn thiết kế cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở cuối trang.

Các dịch vụ tư vấn cơ điện NTS cung cấp:

– Tư vấn theo yêu cầu của khách hàng (Concept design)

– Tư vấn, thiết kế kỹ thuật cơ điện (technical design)

– Tư vấn, thiết kế kỹ thuật thi công cơ điện (shop drawing design/ detail design)

– Tư vấn ngân sách và gọi nhà thầu (Budget estimation)

– Tư vấn giám sát thi công hệ thống cơ điện (M&E site supervision)

Tư vấn cơ điện vì tiện ích người dùng

Hệ thống cơ điện được thi công cùng với quá trình xây dựng công trình. Do đó phải được thiết kế tỉ mỉ từ đầu, sau khi xây dựng xong sẽ rất khó lòng thay đổi. Để được như vậy khi tư vấn thiết kế cơ điện, NTS tự đặt ra những nguyên tắc rất khắt khe.

Thiết kế cơ điện là một hạng mục không thể thiếu trong tất cả các công trình, từ quy mô nhỏ như nhà ở đến quy mô lớn như nhà xưởng công nghiệp. Có một nguyên tắc là hệ thống điện nước phải được thực hiện cùng lúc với việc xây dựng hạ tầng công trình. Nhưng không phải nhà thầu xây dựng nào cũng có chuyên môn về thủy lực và mạch điện. Chính vì vậy, NTS cung cấp dịch vụ tư vấn cơ điện, giúp nhà thầu và chủ đầu tư xây dựng được một công trình tốt nhất.

Không chỉ tư vấn thiết kế điện nước thông thường, chúng tôi còn tính toán để tối ưu công năng các tiện ích cho người sử dụng.

Công trình liên kết

Bên cạnh các hạng mục tư vấn cơ điện, NTS nhận tư vấn, thiết kế, thi công các hạng mục khác như sau:

  • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
  • Hệ thống tưới cây tự động
  • Lọc nước cấp sinh hoạt
  • Thu gom nước mưa
  • Tái sử dụng nước sau xử lý.