Khái niệm Công trình xanh và các tiêu chí đánh giá

tai-su-dung-nuoc-thai-cong-trinh-xanh-2

Công trình xanh là gì? Có phải là công trình có trồng nhiều cây xanh? Thực tế Công trình xanh không chỉ có nhiều cây xanh mà còn quan tâm đến yếu tố như sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và còn mang nhiều ý nghĩa về môi trường. Bài viết này NTS sẽ giới thiệu đến bạn đọc Khái niệm Công trình xanh và các tiêu chí đánh giá.

Khái niệm Công trình xanh

– Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council- viết tắt là USGBC) đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

– Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình Xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

  • Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác;
  • Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời);
  • Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, chất thải và tái chế, tái sử dụng;
  • Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình;
  • Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững;
  • Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành;
  • Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành;
  • Thiết kế đảm bảo phù hợp với những biến đổi của môi trường.

Định nghĩa Công trình xanh của Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC)

Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

  • Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả;
  • Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động;
  • Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Xem thêm: Các phương pháp Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên

Các tiêu chí đánh giá Công trình xanh hiện nay

tai-su-dung-nuoc-thai-cong-trinh-xanh-1

  1. LEED – Leadership in Energy & Environmental Design

Đây là bộ chuẩn công trình xanh của Mỹ, được ban hành bởi USGBC – US Green Building Council. Đây có thể coi là bộ chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy không phải là tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên, nhưng với việc thương mại hoá và cho phép đánh giá và chứng nhận các tòa nhà bên ngoài nước Mỹ, nó đã nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

  1. BREEAM – BRE Environmental Assessment Method

Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh xuất hiện đầu tiên trên thế giới, được ban hành bởi BRE (Building Research Establishment) của Anh. Đây là bộ tiêu chuẩn khá uyển chuyển và nếu được chỉnh sửa sẽ phù hợp cho nhiều vùng khí hậu khác nhau. Tuy xuất hiện đầu tiên nhưng do chỉ áp dụng cho các công trình trong phạm vi Vương Quốc Anh nên không được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hiện BRE đang cố gắng khắc phục điểm yếu này để BREEAM được biết đến nhiều hơn.

  1. Green Star

Đây là chuẩn đánh giá công trình xanh tại Úc, được ban hành bởi GBCA – Green Building Council of Australia. Cũng như BREEAM, Green Star chỉ chứng nhận cho các công trình được xây dựng trong phạm vi nước Úc, vì vậy không phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Đây có thể xem là phiên bản LEED của nước Úc.

  1. Lotus

Cùng với nhận thức về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng đã có bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên, đặt tên là Lotus – Bông sen. Bộ chuẩn này được ban hành bởi VGBC – Vietnam Green Building Council. 

Lotus là hệ thống đánh giá công trình xanh mang tính tự nguyện theo định hướng thị trường do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam xây dựng riêng cho môi trường xây dựng riêng của Việt Nam. Hệ thống đánh giá Lotus được xây dựng dựa trên các hệ thống đánh giá công trình xanh quốc tế khác và đặt mục tiêu hướng đến: 

  • Thiết lập bộ tiêu chuẩn dành riêng cho Việt Nam;
  • Định hướng ngành xây dựng trong nước hướng tới sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
  • Giới thiệu và thúc đẩy các hoạt động xây dựng thân thiện với môi trường.
  1. BCA Green Mark

Với tham vọng trở thành đầu tàu về công nghệ kỹ thuật của khu vực và thế giới, Singapore cũng đã rất nhanh nhạy trong việc đưa ra bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình, tên là Green Mark, ban hành bởi BCA – Building and Construction Authority. Với bộ tiêu chuẩn này, Singapore hy vọng sẽ dẫn đầu trong việc phát triển các công trình xanh và chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới.

Xem thêm: Các thông số lưu ý khi thiết kế Hồ sinh học

  1. Các tiêu chuẩn khác
  • CASBEE – đây là tiêu chuẩn công trình xanh của Nhật;
  • Malaysia Green Building Index – của Malaysia;
  • LEED India – phiên bản LEED của Ấn Độ;
  • BREEAM Gulf, BREEAM Europe – phiên bản BREEAM của các nước vùng Vịnh và Châu Âu;
  • HQE – tiêu chuẩn công trình xanh của Pháp;
  • VACEE (Hội Môi trường Xây dựng VN);
  • EDGE;
  • Green Mark;
  • Earthcheck;
  • Green Globe;
  • GB Tool;
  • BEE;
  • BEAT;
  • Eco Quantum;
  • KCL Eco,…

moi-truong-trong-cong-trinh-xanh

Việc xóa bỏ ranh giới với môi trường tự nhiên trong các công trình xanh còn giúp nâng cao cảnh quan, tạo sự thoải mái và làm tăng chỉ số hạnh phúc cho cư dân. Môi trường sinh thái với không khí trong lành giữa những đô thị lớn sầm uất luôn là điều kiện sống lý tưởng để bảo vệ sức khỏe, tăng tuổi thọ và tạo cuộc sống bền vững. Riêng với chủ đầu tư và các nhà phát triển dự án, Khái niệm Công trình xanh và các tiêu chí đánh giá công trình xanh đã đáp ứng tốt nhu cầu về thương hiệu, nâng cao năng suất và nhận thức môi trường cho khách hàng, mang lại cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn cho cộng đồng.

Về lý thuyết công trình nào dù thuộc phân khúc cao hay thấp lớn hay nhỏ cũng đều có thể tiếp cận với mục tiêu xanh, chỉ khác là giải pháp cho mỗi công trình sẽ khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế tại Việt Nam, để chủ đầu tư quyết định chọn theo đuổi Công trình xanh thì yếu tố Chi phí là vô cùng quan trọng. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc được biết thêm các khái niệm và các thông tin hữu ích về Công trình xanh. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Hotline: 0888167247.

(Nguồn tham khảo

https://moc.gov.vn/ – Bộ Xây dựng

VGBC – Vietnam Green Building Council

Các giải pháp thiết kế cơ – điện trong công trình xanh – NXB Xây dựng)

Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *