Sổ tay bão lụt 4 – 10 biện pháp y tế cấp bách khắc phục hậu quả sau lũ

10 bien phap y te sau lu

SỔ TAY HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG MÙA BÃO LỤT

***

PHẦN IV

10 BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI Y TẾ TUYẾN TỈNH ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SAU LŨ LỤT

Sau bão lụt, vấn đề trọng tâm trước mắt đối với y tế là xử lý môi trường, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, phát hiện sớm và ngăn ngừa không để dịch bệnh xảy ra. Có kế hoạch chủ động bao vây và dập tắt dịch kịp thời. Để làm tốt công tác trên, ngành y tế các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh thường xuyên bị lũ lụt cần thực hiện tốt 10 biện pháp sau đây:

Một là, hướng dẫn và vận động nhân dân ăn chín, uống chín, dùng Cloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg và những hoá chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước trước khi sử dụng. Hướng dẫn rộng rãi các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở nơi nước rút, phải tổ chức thau rửa bể nước, giếng nước và dùng viên sủi Aquatabs 67mg hoặc Cloramin B hoặc những hoá chất đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Hai là, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý và chôn cất xác người và động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hoá chất được Bộ Y tế chỉ định xử lý khi chôn cất.

ve-sinh-truong-hoc-sau-lu

Ba là, giám sát và quản lý các kho hóa chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong y tế tránh để phát tán ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất với UBND tỉnh có biện pháp tích cực nhằm tăng cường kiểm soát việc giết mổ, bán thịt gia súc, gia cầm.

Năm là, kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

Sáu là, tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng tại các vùng có nguy cơ để đề phòng dịch sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh dịch khác do côn trùng truyền.

Bảy là, triển khai sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định.

kham-benh-sau-lu

Tám là, khôi phục các cơ sở y tế, sửa chữa các nhà, trạm bị hỏng, có kế hoạch xây dựng mới các trạm bị nước cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng. Nhanh chóng khôi phục hoạt động của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng. 

Chín là, hồi phục các máy móc và thiết bị ở các cơ sở y tế nhất là các bệnh viện.

Mười là, củng cố tủ thuốc thiết yếu tại các cơ sở y tế nhất là ở những nơi bị trôi hoặc hư hỏng do ngập ướt, đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân.

Nguồn: Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về công tác xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau khi bão lụt. 

Nếu cần hỗ trợ tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ cho NTS Engineering theo Hotline 0888 167 247.

Xem SỔ TAY BÃO LỤT các phần khác:

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 5

Phần 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *