Bảo vệ môi trường nước là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Nhưng làm sao phân biệt được nước như thế nào là sạch, như thế nào là ô nhiễm? Để có một thang đo rõ ràng cho chất lượng nước được phép xả ra môi trường, nhà nước Việt Nam đã ban hành các bộ Quy chuẩn – Tiêu chuẩn kỹ thuật về nước thải.
1. TCVN 5945 : 2010 Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải
TCVN 5945:2010 thay thế cho TCVN 5945:2005.
Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ,… kể cả nước thải của các nhà máy xử lý nước thải tập trung (gọi chung là “nước thải công nghiệp”).
Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào các thủy vực có mục đích sử dụng nước cho sinh hoạt, thủy vực có các mục đích sử dụng nước với yêu cầu chất lượng nước thấp hơn hoặc vào các nơi tiếp nhận thải khác.
Giá trị giới hạn
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp khi đổ vào các thủy vực không vượt quá các giá trị tương ứng quy định trong bảng dưới đây:
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn | |
A | B | |||
1 | Nhiệt độ | °C | 40 | 40 |
2 | pH | – | 6 đến 9 | 5.5 đến 9 |
3 | Mùi | – | Không khó chịu | Không khó chịu |
4 | Mầu sắc, Co-Pt ở pH=7 | – | 20 | 70 |
5 | BOD5 (20°C) | mg/l | 50 | 100 |
6 | COD | mg/l | 50 | 100 |
7 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 50 | 100 |
8 | Asen | mg/l | 0.05 | 0.1 |
9 | Thủy ngân | mg/l | 0.005 | 0.01 |
10 | Chì | mg/l | 0.1 | 0.5 |
11 | Cadimi | mg/l | 0.1 | 0.2 |
12 | Crom (VI) | mg/l | 0.05 | 0.1 |
13 | Crom (III) | mg/l | 0.2 | 1 |
14 | Đồng | mg/l | 2 | 2 |
15 | Kẽm | mg/l | 3 | 3 |
16 | Niken | mg/l | 0.2 | 0.5 |
17 | Xianua tính theo HCN | mg/l | 0.07 | 0.1 |
18 | Phenol | mg/l | 0.1 | 0.5 |
19 | Tổng dầu mỡ | mg/l | 1 | 5 |
20 | Clo dư | mg/l | 1 | 2 |
21 | Hóa chất bảo vệ thực vật | – | Không phát hiện được | |
22 | Sunfua | mg/l | 0.2 | 0.5 |
23 | Clorua (đổ vào vùng nước ngọt có nồng độ clorua thấp hơn) | mg/l | 500 | 600 |
24 | Amoni (tính theo Nitơ) | mg/l | 5 | 10 |
25 | Tổng nitơ | mg/l | 15 | 30 |
26 | Tổng photpho | mg/l | 4 | 6 |
27 | Coliform | MPN/100ml | 3000 | 5000 |
28 | Độc tố đối vớiVibrio fischeri (30 min) TU | mg/l | TU (Toxicity units) 8 | |
29 | Tổng hoạt độ phóng xạ a | Bq/l | 0.1 | 0.1 |
30 | Tổng hoạt độ phóng xạ b | Bq/l | 1 | 1 |
Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các thủy vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì được đổ vào các thủy vực nhận thải khác trừ các thủy vực quy định ở cột A.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể của các chất ô nhiễm được quy định trong các TCVN hiện hành hoặc do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
2. QCVN 14 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
- C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2 .
- K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.
Trong đó:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).
3. QCVN 28 : 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
Nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường.
Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
- C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại Bảng 1.
- K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế, quy định tại Bảng 2. Đối với các thông số: pH, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1.
Ghi chú:
– KPH: Không phát hiện
– Thông số Tổng hoạt độ phóng xạ α và β chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ.
Trong Bảng 1:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
4. QCVN 40 : 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
1. QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1;
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải;
2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β.
3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bảng 1.
5. QCVN 12 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy quy định tại mục 2.2;
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH.
3. Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
6. QCVN 13 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm
1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm quy định tại mục 2.2.
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: Nhiệt độ, pH.
3. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
7. QCVN 01 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép C max = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH.
3. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị C max = C quy định tại cột B, Bảng 1.
8. QCVN 29 : 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Kho xăng dầu là tổ hợp gồm công trình, hệ thống đường ống và bể chứa dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát xăng dầu.
1.3.2. Cửa hàng xăng dầu là công trình được xây dựng trên đất liền phục vụ việc kinh doanh xăng dầu các loại. Cửa hàng xăng dầu có thể có dịch vụ rửa xe.
1.3.3. Nước thải của kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu là nước thải phát sinh từ các nguồn:
- Súc rửa bồn, bể, đường ống;
- Xả nước đáy bể;
- Nước rửa xe;
- Nước vệ sinh nền bãi nhiễm dầu;
- Nước mưa chảy tràn trên khu vực nền bãi có nhiễm dầu.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu thải vào.
9. QCVN 62 – MT : 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
1. Quy định đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 5 mét khối trên ngày (m3/ngày)
1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C × Kq × Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
2. Quy định kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5 mét khối trên ngày (m3/ngày)
2.1. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
2.2. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia.