3 dấu hiệu cho biết cần phải rửa màng MBR trong hệ thống xử lý nước thải

Bom-can-nuoc-be-chua-mang

Màng lọc MBR có độ bền và tuổi thọ sử dụng cao. Tuy nhiên, màng MBR rất dễ bị bám bẩn và tắc màng khi xử lý nước thải có nguồn hữu cơ lớn. Để duy trì hiệu quả của màng, sau một thời gian hoạt động nhất định, màng MBR cần phải được bảo trì bảo dưỡng, rửa và vệ sinh định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần bằng hóa chất để loại bỏ các mảng bám của vi sinh, hồi phục khả năng xử lý. Rửa màng định kỳ cũng giúp phát hiện những hư hỏng sâu bên trong hệ thống mà người vận hành không thể nhìn thấu được trong điều kiện màng đang hoạt động.

Sau đây, NTSE mời các bạn cùng tìm hiểu “3 dấu hiệu cho biết cần phải rửa màng MBR trong hệ thống xử lý nước thải”.

1. Áp lực hút bơm màng MBR tăng cao 

Áp lực hút âm thường từ 0,1 kg/cm2 đến 0,25 kg/cm2 (tương đương 0,1 bar đến 0,25 bar). Áp lực hút được đo thông qua đồng hồ áp gắn ở trước đầu vào bơm hút màng. Khi áp lực hút quá 0,25 kg/cm2, cần xem lại quá trình vận hành. Khi áp lực bơm hút màng tăng cao chứng tỏ việc màng đã bị tắc nghẽn, cần tiền hành rửa và vệ sinh bằng Javel, nếu nước thải nhiễm chất vô cơ cần phải rửa thêm axid citric hoặc HCl.

Để duy trì hiệu quả của màng, sau một thời gian hoạt động nhất định, màng MBR cần phải được bảo trì bảo dưỡng, rửa và vệ sinh định kỳ 3 – 6 tháng bằng hóa chất để loại bỏ các mảng bám của vi sinh, hồi phục khả năng xử lý. Rửa màng định kỳ cũng giúp pháp hiện những hư hỏng sâu bên trong hệ thống mà người vận hành không thể nhìn được trong điều kiện màng đang hoạt động.

Lắp đồng hồ đo áp âm -1,0kg/cm2 ở đầu vào mỗi bơm hút. Có thể lắp đặt thêm cảm biến áp suất đầu vào để cảnh báo áp suất tăng cao. Lắp đồng hồ đo lưu lượng đầu ra dạng cơ để giám sát lưu lượng đều trên từng giờ theo công suất trung bình giờ của hệ thống. Không vận hành quá công suất trung bình giờ thiết kế, việc này sẽ làm giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng màng MBR.

2. Quan sát chất lượng đầu ra

Với kích thước lỗ màng nhỏ nên công nghệ MBR đảm bảo các chỉ tiêu đầu ra của hệ thống xử lý nước thải là chất lượng và ổn định (BOD < 5 mg/l, COD < 10 mg/l, SS < 1 mg/l). Tuy nhiên, sau một thời gian  hoạt động nước sau quá trình lọc có lẫn một số hạt li ti, chất lượng nước không ổn định vượt chỉ tiêu so với tiêu chuẩn màng đạt ra. Lúc này hệ thống xử lý nước thải cần tạm ngưng, chúng ta cần tiến hành rửa và vệ sinh màng bằng hóa chất.

Chat-luong-nuoc-sau-mang-MBR

3. Mặc định rửa theo định kỳ

  • Trong quá trình hoạt động

Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50KPa (thường khoảng 10 – 30KPa) so với bình thường thì hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động, đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn. Hệ thống bơm bút sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch, bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1 phút ngừng hoạt động. Bơm rửa màng hoạt động sẽ hút nước ở bể chứa nước rửa màng với áp lực bơm khoảng 10 mH2O để đẩy các cặn bẩn, mảng bám bung ra khỏi màng. Thời gian hoạt động của bơm rửa màng là 1 phút . 

  • Trong quá trình vận hành

Sau khoảng 3 đến 6 tháng hoạt động, tùy theo mức độ ô nhiễm của nước thải mà cần phải bảo trì bảo dưỡng rửa và vệ sinh màng. Mục đích làm sạch màng là để loại bỏ các chất bẩn dính bám trên màng nhằm phục hồi giá trị TMP (là giá trị Tổn thất áp lực qua màng – Transmembrane Pressure). Giá trị này sẽ được đưa về gần giá trị ban đầu bằng cách ngâm chìm toàn bộ màng trong bể chứa hóa chất làm sạch. 

Các bước vệ sinh màng MBR bằng hóa chất

Bước 1: Thông gió, bơm nước cạn bể chứa màng và tháo lắp màng.

Bom-can-nuoc-be-chua-mang

  • Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho công nhân thực hiện.
  • Đặt quạt thông gió thổi trực tiếp xuống bể màng, bố trí ánh sáng đủ trong khu vực rửa màng.
  • Ngưng hoạt động của bơm điều hòa và các thiết bị ở bể màng MBR
  • Đặt bơm chìm, bơm cạn toàn bộ nước trong bể màng
  • Dùng vòi nước sạch xịt sơ bộ bùn bám trên thành bể, bám trên khung màng, tấm màng. 

Bước 2: Pha hoá chất

Cham-hoa-chat-rua-mang-MBR

  • Cho nước sạch (nước cấp thuỷ cục ) vào bể ngâm màng MBR.
  • Cho V lít dung dịch Javel 10% vào bể.
  • Cho nước sạch vào đến khi ngập màng MBR với lượng thể tích xác định.
  • Bật máy thổi khí cấp khí cho bể màng khoảng 10 giây để đảo trộn hóa chất. Sau thời gian 1 phút tiếp tục bật 10 giây. Sau 30 phút tiếp tục bật 5 giây.

Bước 3: Ngâm màng lọc MBR

  • Tiến hành ngâm màng với dung dịch Javel 3000 mg/L trong thời gian 6 – 24 giờ. Chú ý mực nước ngâm phải ngập phần sợi màng.

Ngam-mang-MBR-voi-hoa-chat

  • Sau thời gian ngâm Javen 6 – 24 giờ, tiến hành bơm hóa chất Javen ra để xử lý. Tiếp tục bơm nước sạch (thủy cục) vào ngâm màng lại và tiến hành sục khí luân phiên để loại bỏ các cặn còn bám trên màng.

Ngam-mang-MBR-voi-nuoc-sach

Bước 4: Vận hành lại hệ màng lọc

  • Bật lại bơm điều hòa và bơm tuần hoàn để nạp nước đầy bể màng.
  • Bật máy thổi khí màng, bật van rửa, bơm rửa để mồi màng, sau khi đầy bình mồi và các sợi màng. Tắt van rửa, bơm rửa.
  • Khởi động bơm hút: bật van hút, bơm hút. Kiểm tra áp màng, lưu lượng bơm hút nước thải sau xử lý, thông lượng qua màng, áp suất qua màng.
  • Hoàn tất quá trình bảo trì rửa màng.

Chi tiết hơn về quá trình rửa màng, mời bạn xem: https://ntse.vn/xu-ly-nuoc/rua-mang-mbr-trong-van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai/

Lời kết

Để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt được hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu, quy định xả thải thì cần mất nhiều thời gian và công sức. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn biết được dấu hiệu nhận biết cần phải rửa màng và các bước để rửa màng MBR.  Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp với hệ thống xử lý nước thải của bạn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *