3 lưu ý để tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải không gian lận

tram xu ly nuoc thai khu dan cu

Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải là một hạng mục làm chủ đầu tư đau đầu khi vận hành một tòa nhà, một công trình. Nếu cố tình cắt giảm thời gian hoạt động hệ thống (một hình thức gian lận), thì sẽ giảm hiệu suất xử lý, nước ra không đạt và doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt. Nếu chủ đầu tư lường trước vấn đề ngay từ đâu, xác định rõ mục tiêu và khả năng đáp ứng về nhân sự khi vận hành sẽ giúp chủ đầu tư giải bài toán trên. Bài viết sau giúp chủ đầu tư có thêm thông tin để giải quyết những lo lắng trên.

Nguyên nhân gây lãng phí chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải

Rất hiếm khi một công trình xử lý nước thải khi đưa vào sử dụng đã tiếp nhận 100% công suất. Ví dụ tòa nhà văn phòng hay chung cư khi xây dựng lên thì số lương người sử dụng nước chưa đạt 100% tính toán. Trong khi đó hệ thống xử lý nước thải luôn được thiết kế 100% công suất sử dụng nước. Chưa kể các bể xử lý còn được xây dựng dư thể tích với hệ số dự phòng 1.2 – 1.3 (tùy thuộc quy mô, công nghệ và tính chất công trình).

Do vậy các hệ thống xử lý nước thải mới đưa vào hoạt động đều cần thời gian “lấp đầy”. Trong thời gian “lấp đầy” mà hệ thống hoạt động ở 100% công suất thì đó là một sự lãng phí rất lớn. Sau đây, NTSE mời các bạn cùng tìm hiểu một số cách để tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Xem thêm: Mùi hôi từ Hệ thống xử lý nước thải – nguyên nhân và cách khắc phục

1. Tối ưu chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải: Ngay từ giai đoạn thiết kế

– Khảo sát và tính toán lưu lượng

Việc khảo sát được tiến hành để thu thập các thông tin kỹ thuật, cũng như cầu của khách hàng. Cần nắm rõ một số thông tin về ngành nghề, quy mô sản xuất sinh hoạt, nguồn gốc phát sinh nước thải; tính chất, chu kỳ dao động nước thải; mặt bằng xây dựng; yêu cầu của chủ đầu tư và tiêu chuẩn nước đầu ra… Việc lựa chọn công nghệ, tính toán, thiết kế hệ thống cũng quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí vận hành về sau. 

Ứng với một công nghệ xử lý nước thải, sẽ có một chi phí vận hành hệ thống. Lưu lượng xử lý cho một giờ tăng lên sẽ kéo theo chi phí thiết bị, lượng điện năng tiêu thụ sẽ cao hơn. Ví dụ: Một hệ thống được thiết kế để hoạt động 12 giờ sẽ có chi phí cao hơn từ 40% đến 60% so với hệ thống hoạt động 24 giờ. Trong việc thiết kế, giữa các bậc xử lý của hệ thống sẽ có độ cao mực nước chênh lệch nhau. Càng về sau thì vị trí đặt các bể chứa cũng thấp dần để tận dụng lực thủy tĩnh hạn chế sử dụng bơm. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành.

Bien-tan-dung-cho-may-thoi-khi

– Lựa chọn thiết bị

Ngoài ra, việc áp dụng thêm các công nghệ, thiết bị hiện đại cũng giúp giảm chi phí vận hành. Như sử dụng thiết bị tốt có hiệu năng cao (sản phẩm của nhà cung cấp uy tín), áp dụng các cảm biến, công nghệ Inverter (công nghệ biến tần). Việc dùng biến tần là để điều khiển tốc độ của động cơ qua đó thay đổi được lưu lượng của bơm giúp dễ dàng điều khiển các quy trình bơm, xả hợp lý trong hệ thống xử lý nước thải. Khi tốc độ motor được hệ thống điều khiển ở tốc độ chậm hơn tốc độ định mức, sẽ tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

Việc sử dụng thiết bị thu nhiệt đối với nước thải phát ra nhiệt lượng lớn cũng giúp giảm chi phí cho cả quá trình sản xuất. Các nhà máy sản xuất có gia công nhiệt độ thì việc nhiệt lượng dư thừa đi vào trong nước thải là khá phổ biến. Nước thải có nhiệt độ quá cao lại không có lợi cho quá trình xử lý. Do đó, khi nước thải có nhiệt độ cao ta phải giảm nhiệt độ của nước. Việc tận dụng nhiệt lượng từ nước thải để tái cung cấp cho dây chuyền sản xuất của nhà máy hay một ứng dụng phù hợp. Đây là giải pháp tiết kiệm một chi phí không nhỏ để vận hành nồi hơi và điện năng.

Bo-thu-nhiet-nuoc-thai

2. Tối ưu chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải: Trong quá trình vận hành

– Tiết kiệm năng lượng trong vận hành:

Cán bộ kỹ thuật vận hành cần tiến hành điều chỉnh các thiết bị để hệ thống hoạt động phù hợp với lưu lượng nước thải cần xử lý ứng với từng giai đoạn. Thông qua việc điều chỉnh tần số hoạt động thông qua biến tần, tình trạng ON / OFF của các thiết bị; điều chỉnh độ mở của van lưu lượng; 

– Tiết kiệm hóa chất trong vận hành:

Việc hiểu được các đặc tính dòng thải, cũng sẽ giúp cho việc tiết kiệm chi phí vận hành. Ví dụ trong quá trình sản xuất sẽ sinh ra nhiều dòng thải có đặc tính khác nhau (acid – bazơ, nhiệt độ cao – nhiệt độ thấp, nồng độ ô nhiễm cao – nồng độ ô nhiễm thấp…). Việc tận dụng những nguồn thải có đặc tính trái ngược nhau để trung hòa là một giải pháp hữu ích trong quá trình vận hành mà cán bộ kỹ thuật vận hành có thể sử dụng để giảm chi phí hóa chất trong vận hành. Ngoài ra việc tính toán, sử dụng hóa chất phù hợp và hợp lý cũng sẽ giúp làm giảm chi phí vận hành.

Xem thêm: Lựa chọn hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn hay lọc nước tại vòi? 

– Tuần hoàn bùn vi sinh và xả bùn dư:

Việc tuần hoàn bùn vi sinh luôn được ưu tiên hơn so với nuôi cấy bổ sung vi sinh mới. Do bùn tuần hoàn có mật độ vi sinh cao và hệ vi sinh đã thích nghi với môi trường nước thải nên không cần thời gian thích nghi. Bên cạnh việc tuần hoàn cần có quá trình thải bỏ bùn vi sinh để loại bỏ bùn già và các vi khuẩn bất lợi. Bùn thải bỏ sau quá trình xử lý có thể dùng làm phân bón. Việc đảm bảo hệ vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải giúp giảm chi phí trong quá trình vận hành.

– Nhân sự vận hành:

Cán bộ vận hành hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng. Chủ đầu tư có thể xem các chỉ số từ thiết bị đo chỉ tiêu online, nhưng sẽ không biết cách để tối ưu vận hành hệ thống. Cán bộ chuyên môn có thể giám sát các chỉ số, vừa vận hành vừa cải tiến nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống. Ngoài ra, họ còn kịp thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị khi có các thiết bị, máy móc cần nâng cấp hay sửa chữa. Điều này góp phần làm giảm chi phí trong quá trình vận hành.

He-thong-xu-ly-nuoc-thai-duoc-xay-dung-cach-xa-khu-dan-cu

Hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư cao cấp Villas Hill được xây dựng để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ 81 căn biệt thự. Hệ thống chỉ mới tiếp nhận 50% công suất nước thải nên đang được điều chỉnh hoạt động để phù hợp với lượng nước thải phát sinh ở giai đoạn hiện tại.

3. Kiểm soát chỉ tiêu đầu ra đúng với yêu cầu từ cơ quan quản lý

Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững, thông qua các hoạt động như tuân thủ pháp luật về Bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm; tái chế chất thải; tiết kiệm tài nguyên…. Việc xử lý nước thải tốt hơn yêu cầu nước thải đầu ra của quy chuẩn, đứng ở góc độ bảo vệ môi trường là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở góc độ vận hành doanh nghiệp thì nó gây ra lãng phí. Do vậy sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, hóa chất, điện, nước sạch cho hệ thống xử lý nước thải đảm bảo ổn định và luôn đạt quy định bảo vệ môi trường là việc vô cùng quan trọng. Đảm bảo tiết kiệm chi phí vận hành, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và quy định pháp luật.

Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng có thể giúp các bạn biết được một số cách để giảm thiểu chi phí vận hành. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE là đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải uy tín, chất lượng. Chúng tôi cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp với hệ thống xử lý nước thải của bạn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *