3 lý do cần phải xử lý nước thải thủy sản một cách khoa học

xử lý nước thải thủy sản

Xử lý nước thải thủy sản là công đoạn cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp chế biến, sản xuất thủy hải sản nào cũng nên đặc biệt quan tâm. Hiện nay, ngành thủy sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, không chỉ cung cấp sản phẩm trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, nếu không xử lý nước thải một cách khoa học thì dễ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gây ra vô vàn những tác hại khôn lường khác.

Nguồn phát sinh và đặc trưng của nước thải thủy sản

Muốn có được giải pháp xử lý nước thải thủy sản khoa học thì chúng ta cần biết rõ nguồn phát sinh nước thải thủy sản bắt nguồn chủ yếu từ đâu. Và đây là 3 nguồn chính phát sinh nước thải thủy sản:

xử lý nước thải thủy sản

  • Nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu: Nước thải từ khâu rã đông, rửa nguyên liệu, vệ sinh thùng, bao bì đựng nguyên liệu thô. Tùy thuộc vào chủng loại và kích cỡ của nguyên liệu, cũng như thời gian bảo quản mà nước thải ra có mức độ ô nhiễm khác nhau. Nước thải từ quá trình này thường chứa cặn không tan, protein, dầu mỡ ở dạng phân tán và máu.
  • Nước thải từ quá trình chế biến và vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng: Sau khi sơ chế, khâu tiếp theo chế biến thủy sản bao gồm luộc, hấp, tẩm ướp gia vị. Nước thải sau khi luộc thủy sản chứa protein, chất béo, muối khoáng với hàm lượng cao.
  • Nước thải từ công đoạn giết mổ: Công đoạn làm vây, tách xương, bỏ lòng, bóc vỏ, loại bỏ râu hay càng có mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào sản phẩm chế biến. Chế biến tôm, mực, bạch tuộc sẽ thải ra lượng nước ô nhiễm cao hơn so với cá đông lạnh.

Từ những nguồn phát sinh mà nước thải thủy sản cũng có một vài đặc trưng rất khác biệt so với các loại nước thải thông thường khác. Cụ thể như sau:

  • Hàm lượng COD dao động trong khoảng 500 – 3000 mg/l, BOD trong khoảng 300 – 2000 mg/l, Nito khá cao trong khoảng 50 – 200 mg/l.
  • Nước thải thủy sản có hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao vì có chứa carbohydrate, protein, lipid, dầu, photphat, nitrat, chất béo, chất tẩy rửa,..
  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 200 – 1000 mg/l do chứa các vụn thủy sản dễ lắng, bùn cát cuốn theo nước rửa khi sơ chế nguyên vật liệu và vệ sinh dụng cụ, thiết bị nhà xưởng.
  • Mùi hôi tanh: Khí H2S, NH3 sinh ra do quá trình phân hủy mảnh vụn thủy sản trong nước thải hay quá trình phân hủy kỵ khí không hoàn toàn các hợp chất protit, các axit béo khác, mùi Cl2 sinh ra trong quá trình khử trùng.
  • Độ màu: Màu của nước thải thủy sản là do chất thải sinh hoạt và máu của động vật trong quá trình chế biến.
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.

Vì sao phải tiến hành xử lý nước thải thủy sản?

1/ Gây ô nhiễm nguồn nước

Ngành chế biến thủy sản đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Các chất rắn lơ lửng có trong nước thải thủy sản làm cho nước đục hoặc có màu.

Ngoài ra, chất rắn lơ lửng có trong nước thải thủy sản cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời làm tăng độ đục của nguồn nước và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,…

xử lý nước thải thủy sản

2/ Ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật

Trong nước thải thủy sản chứa các chất như carbohydrate, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Nguyên nhân là do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá.

Bên cạnh đó, nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của vi sinh vật trong nước. 

Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng ngăn cản việc ánh sáng chiếu sâu xuống dưới phía tầng nước. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới như tảo, rong rêu,…bị ngưng trệ.

Cuối cùng, amoniac có trong nước thải thủy sản dù với nồng độ nhỏ cũng rất độc cho tôm, cá. Nồng độ amoniac làm chết tôm, cá là từ 1,2 – 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amoniac không vượt quá 1mg/l.

3/ Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Như đã nói ở trên, nguồn nước thải thủy sản xả vào sẽ làm cho oxy hòa tan trong nước giảm đi nghiêm trọng, điều này không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

xử lý nước thải thủy sản

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán chứa trong nước thải thủy sinh là nguồn ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Khi con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn sẽ bị lây nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,…

Áp dụng quy trình xử lý nước thải thủy sản khoa học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho sinh vật và sức khỏe con người là việc làm vô cùng cần thiết. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hơn về quy trình xử lý sao cho chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm nhất thì liên hệ ngay với NTS để được giải đáp nhé!

>>> Xem thêm: 5 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp an toàn và tiết kiệm nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *