4 nguyên nhân làm chết vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Bot-trang-noi-day-do-chat-hoat-dong-be-mat

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải có thể gặp phải sự cố dẫn đến chết bùn vi sinh. Vấn đề này gây ra hiện tượng quá tải làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước sau xử lý. Một số nguyên nhân làm chết vi sinh:

1. Mất cân bằng dinh dưỡng

Mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân làm cho vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bị chết. Cũng giống con người vi sinh vật muốn sống và phát triển thì cần đảm bảo nguồn thức ăn, chất dinh dưỡng.

Cham-bo-sung-mat-ri-duong-cho-he-thong-xu-ly-nuoc-thai

Trong nước thải tồn tại các chất dinh dưỡng đa lượng như Nitơ, Photpho, Cacbon và các chất dinh dưỡng vi lượng như Natri, Kali, Sắt, Mangan… làm thức ăn cho vi sinh vật. Nên trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải cần quan tâm đến tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp là BOD:N:P = 100:5:1. 

Thường trong nước thải hàm lượng Cacbon sẽ bị thiếu dẫn đến thừa Nitơ và Photpho làm lệch tỷ lệ BOD:N:P dẫn đến vi sinh bị sốc tải và chết. Ngoài ra trong bể xử lý nước thải còn diễn ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa các loài vi sinh vật dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn dinh dưỡng. 

Cách khắc phục: Điều chỉnh và duy trì tỷ lệ chất dinh dưỡng BOD:N:P = 100:5:1. Tiến hành bổ sung những chỉ số thiếu hụt. BOD được bổ sung bằng cách dùng mật rỉ đường, Nitơ có thể dùng Ure, và Photpho sẽ bổ sung DAP hoặc dùng axit H3PO4.

2. Thiếu oxy

Nhu cầu oxy tùy vào tải trọng hữu cơ (BOD, COD) và nồng độ bùn trong bể phản ứng. Đối với bể hiếu khí, nồng độ oxy hòa tan tối ưu trong khoảng từ 2 – 4mg/l. Trong quá trình vận hành, kỹ thuật vận hành cần tiến hành đo nồng độ oxy hòa tan thường xuyên và tại nhiều vị trí khác nhau trong bể. Việc kiểm soát quá trình sục khí để đảm bảo nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể là rất quan trọng.

Do-nong-do-oxy-hoa-tan-co-trong-nuoc-thai
Đo DO nước thải.

Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp sẽ làm giảm hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm và chất lượng nước sau xử lý, giảm khả năng kết bông lắng của bùn hoạt tính, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sợi phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thống. Ngược lại, khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao sẽ ngăn cản quá trình hình thành bông bùn, gây lãng phí điện năng.

Cách khắc phục: Tiến hành đo nồng độ oxy hòa tan thường xuyên để có những điều chỉnh thích hợp cho hệ thống nhằm kiểm soát các dấu hiệu bất thường của vi sinh vật và chất lượng nước thải đầu ra. Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở bài viết “Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí”.

3. Vi khuẩn sợi

Các vi khuẩn dạng sợi có thể ở bên trong, bên ngoài bông bùn hoặc trôi nổi tự do trong nước thải. Các vi sinh dạng sợi ở trong bông bùn giống như bọt biển, chúng phát triển mạnh tạo ra các kết dính giữ cho các cấu trúc bông bùn kết hợp lại với nhau và đóng thành từng mảng bùn. Quá trình kết dính này làm tăng diện tích tiếp xúc, nên khối kết dính không thể tự lắng nổi trên bề mặt. Các vi khuẩn sợi còn gây ra sự cố bung bùn khi nồng độ oxy hòa tan bị giới hạn, số lượng vi khuẩn hiếu khí giảm khi kích thước bông bùn tăng.

Bun- noi-o-be-hieu-khi-do-su-phat-trien-cua-vi-khuan-soi
Nước thải có bùn nổi nghĩa là đang có nhiều vi khuẩn sợi.

Cách khắc phục: Xử lý vi khuẩn dạng sợi bằng chất oxy hóa mạnh như Clo, H2O2, Ozon. Điều chỉnh lại pH nước thải đầu vào, cân bằng lại tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong nước thải và kiểm soát quá trình sục khí đảm bảo nồng độ oxy hòa tan trong bể.

4. Chất độc và pH nước thải thay đổi đột ngột

Khi trong nước có các chất độc thì bông bùn sẽ khó lắng hoặc dẫn đến vi sinh bị chết. Các chất độc có thể phát sinh trong quá trình tẩy rửa và vệ sinh, các chất hoạt động bề mặt gây ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật.

Trong công trình, những lần tổng vệ sinh có sử dụng số lượng lớn chất tẩy rửa. Nguồn nước thải này chảy vào hệ thống làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng pH. Chưa kể một số nhà sản xuất chất tẩy rửa không tuân thủ về thành phần trong sản phẩm. Họ sử dụng các hóa chất gây ức chế vi khuẩn nói chung và vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải nói riêng.

Bot-trang-noi-day-do-chat-hoat-dong-be-mat
Bọt xà phòng, chất tẩy rửa cũng là nguyên nhân làm chết vi sinh.

Cách khắc phục: Xác định và cô lập xử lý nguồn thải ra các chất độc làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh. Tiến hành bơm nước pha loãng nồng độ các chất độc có trong hệ thống. Đồng thời, bổ sung thêm bùn vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh cho hệ thống để tăng lượng vi sinh có lợi trong bể vi sinh. 

Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS không chỉ là đơn vị hỗ trợ tư vấn giải pháp sử dụng nước mà còn là đơn vị hỗ trợ miễn phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nước cấp cho các dự án vừa và nhỏ. NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *