Hướng dẫn tái sử dụng nước thải an toàn 

tai-su-dung-nuoc-thai-an-toan

Với mục tiêu tái sử dụng nước thải để giải quyết vấn đề khan hiếm nước hiện nay và các tác động của biến đổi khí hậu. Việc tái sử dụng nước thải ngày nay đã được nhiều đơn vị, công ty, doanh nghiệp,… quan tâm và tìm kiếm công nghệ nhằm tối ưu nguồn tài nguyên này. Qua này viết này NTS giới thiệu đến đọc giả Các hướng dẫn tái sử dụng nước thải an toàn.

Vai trò của việc tái sử dụng nước thải 

Vai trò của việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý như một nguồn cấp nước thay thế các nguồn nước tự nhiên hiện nay đã được thừa nhận và gắn liền với các chiến lược bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới. 

Tại Việt Nam: Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật BVMT năm 2020, Luật Chăn nuôi năm 2018 cũng nêu rõ chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động tái sử dụng nước thải. Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó, nêu những nguyên tắc chung cho việc tái sử dụng nước thải; đồng thời ban hành Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 quy định rõ các ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bao gồm hoạt động tái sử dụng nước…

Quy định về các hướng dẫn tái sử dụng nước thải an toàn với yêu cầu tối thiểu cho việc tái sử dụng nước thải bao gồm các điều khoản về quản lý rủi ro để đánh giá và xử lý các rủi ro về môi trường và sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc tái sử dụng nước thải; các điều khoản liên quan đến cấp phép và công khai, minh bạch thông tin đến cộng đồng đối với các dự án có sử dụng nước thải sau xử lý…

tiem-nang-tai-su-dung-nuoc-thai

Các hướng dẫn tái sử dụng nước thải an toàn của các tổ chức trên thế giới 

Nước thải từ lâu đã được coi là tài nguyên và việc tái sử dụng nước thải được xem là biện pháp hữu hiệu để giảm các áp lực về tài nguyên nước trên thế giới. Một số quốc gia còn đang hướng đến chính sách “không xả thải” (Zero discharge) hoặc lồng ghép việc tái sử dụng nước thải trong quy hoạch, quản lý nguồn nước.

Bên cạnh những lợi ích về việc bổ sung nguồn nước cấp, hoạt động tái sử dụng nước thải cũng có những nguy cơ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Chính vì vậy nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu, ban hành các quy định, hướng dẫn về yêu cầu tối thiểu khi tái sử dụng nước thải. 

huong-dan-tai-su-dung-nuoc-thai

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý có thể tái sử dụng vào 4 lĩnh vực sau:

  1. Tái sử dụng nước thải trong đô thị: Một lượng lớn các nhu cầu sử dụng nước trong đô thị không đòi hỏi chất lượng nước cao như nước ăn uống. Nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý tùy theo  nhu cầu, có thể sử dụng lại cho các mục đích sau: Tưới cây, rửa đường; dội rửa toilet; Cấp nước chữa cháy, Tái tạo cảnh quan sông, hồ đô thị.
  2. Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp: Sản xuất nông lâm, là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển của Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp cũng là ngành sử dụng nhiều nước nhất. Việc sử dụng nước sau xử lý để tưới cho cây trồng trước hết cần biết chất lượng của nước thải, đặc biệt là các chỉ tiêu về Nito, Kali và các nguyên tố vi lượng khác nhau như kẽm, lưu huỳnh là những yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những chất này không được vượt quá các yêu cầu của cây trồng, tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất mạch nông.
  3. Tái sử dụng nước thải trong sản xuất công nghiệp: Lưu lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 20% lượng  nước ngọt toàn cầu. Dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2025 tăng 1.5 lần. Do đó, tái sử dụng nước thải công nghiệp không chỉ đem lại lợi ích chung về môi trường mà còn góp phần giảm thiểu đáng kể những chi phí sản xuất, thu hồi được tài nguyên nước, đặc biệt là giảm các chi phí liên quan đến xử lý nước thải và xả thải vào nguồn tiếp nhận.
  4. Bổ cập cho nước dưới đất: Việc bổ cập cho tầng nước dưới đất có thể giúp ngăn chặn hiện tượng sụt lún, giảm mực nước dưới đất, ngăn chặn quá trình xâm nhập mặn, duy trì tài nguyên nước dưới đất cho nhu cầu tương lai.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ ứng dụng trong thực tế

Trên thế giới hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Nhật…đều có tiêu chuẩn tái sử dụng nước thải cho đô thị. Bên cạnh đó, những  nước đang phát triển như Kuwait, Tunisia, Oman cũng đã có tiêu chuẩn tái sử dụng nước thải cho chính mình. 

Bảng tham khảo tiêu chuẩn bắt buộc đối với một số chỉ tiêu quan trọng về nước tái sử dụng trong đô thị của một số nước trên thế giới

Quốc gia Tổng Coliforms (MPN/100ml) BOD5 (mg/l) Độ đục NTU TDS (mg/l) DO (ng/l) pH Clorua (mg/l)
Australia <10 10 <10 1500 4-6 6-9 500
California <10 7-10 <10 1000 5-6 6-9 <500
EU <5 5 5 1000 6 6-8 <400
France <10 10 10 1200 5-6 6-9 <500
Florida <10 7-10 10 1000 5-6 6-9 <500
Germany 10 <10 <10 1200 5-6 6-9 <500
Japan 10 10 5 1000 6 6-9 500
Italy <15 10 <15 <1500 4-6 6-9 <750
Kuwait <10 10 <10 1000 5-6 6-9 500
Oman <20 15 20 1500 4-6 6-9 750
Tây Ban Nha 5 <10 10 <1000 4-6 6,5-8,4 500
Tunisia 20 <30 20 2000 >3 6,5-8,5 <1000
Anh <10 7-10 10 1000 5-6 6-9 <500

Nguồn: Bộ Xây dựng – https://moc.gov.vn/ 

Tái sử dụng nước thải trong các khu dân cư hiện đại tại Việt Nam

Hiện nay các đô thị lớn của Việt Nam đang phải đối mặt với việc phát triển kép do các vấn đề về kinh tế và môi trường. Đồng thời tiềm năng tái sử dụng nước thải là rất cao. Việc tái sử dụng nước thải còn có một vai trò quan trọng là giảm thiểu lượng nước khai thác từ nguồn nước cấp, nước dưới đất.

Nhu cầu tái sử dụng nước của đô thị sẽ phụ thuộc vào chất lượng nước thải, mức độ phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, vùng địa lí, khí hậu thời tiết, điều kiện địa chất thủy văn…tại từng khu vực.

tai-su-dung-nuoc-thai-khu-dan-cu

Đối tượng của việc tái sử dụng nước thải:

  • Tưới cây, tưới sân golf, công viên: Khi sử dụng để tưới cây trong khu dân cư, quảng trường và công viên, sân golf,… nước thải sau xử lý phải được khử trùng ở mức độ cao để không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
  • Rửa đường: Chăm sóc và bảo trì đường bộ sử dụng một lượng lớn nước thải tái sử dụng với những yêu cầu chất lượng cụ thể như nước có mùi, có tính ăn mòn hoặc có màu không được sử dụng trong các trường hợp này. Nước còn được dùng trong việc kiểm soát bụi (dập bụi), hay rửa đường phố.
  • Nước dội toilet: Nhu cầu sử dụng nước chính trong các tòa nhà thương mại cao tầng là cấp cho nhà vệ sinh, nước làm mát và điều hoà không khí. Các mục đích này không yêu cầu chất lượng nước cao như nước cấp ăn uống. Việc sử dụng nước thải tái chế cho dội nhà vệ sinh trong các tòa nhà giúp làm giảm nhu cầu dùng nước sạch của toà nhà. Tính khả thi của việc tái sử dụng nước thải cho dội nhà vệ sinh phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thiết kế, thi công hệ thống ống cấp nước và chi phí cơ sở hạ tầng liên quan,… 

Hiện nay, các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nước thải tại Việt Nam hiện có như: 

– QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

– QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.  Các thông số ô nhiễm trong QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xét thêm các thông số về kim loại nặng, tổng hoạt độ phóng xạ… 

– QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Theo đó, để so sánh, phân tích và đưa ra các chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét chất lượng nước tái sử dụng. Bài viết sẽ dựa vào giá trị chính theo cột A của các quy chuẩn trên.

Một số chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước loại A theo các quy chuẩn trên được tổng hợp trong bảng sau:

Quy chuẩn Tổng Coliforms (MPN/100ml) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) Độ đục (NTU) TDS (mg/l) DO (mg/l) pH Clorua (mg/l) Tổng Phospho (mg/l) Tổng Nito (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT 3000 30 500 5-9
QCVN 40:2011/BTNMT 3000 30 75 6-9 500 4 20
QCVN 08:2015/BTNMT 2500 4 10 >=6 6-8.5 250

(Một số chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước loại A theo

QCVN 14:2008/BTNMT;

QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 08:2015/BTNMT)

Không chỉ thế, để nâng cao thể chế quản lý tài nguyên nước, trước hết cần hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý nhằm quản lý có hiệu lực và hiệu quả; tăng cường thực thi pháp luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến xả thải, đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định quản lý về môi trường.

(Nguồn tham khảo

http://tapchimoitruong.vn/

https://moc.gov.vn/ – Bộ Xây dựng

Các giải pháp thiết kế cơ – điện trong công trình xanh – NXB Xây dựng)

Xem thêm: Tái sử dụng nước thải trong điều kiện Việt Nam

Công nghệ tái sử dụng nước thải chi phí thấp

Công nghệ tái sử dụng nước thải cao cấp – ứng dụng trong công trình xanh đô thị

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn các hướng dẫn tái sử dụng nước thải an toàn hiện nay. Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247

Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *