Các vấn đề trong việc lập kế hoạch tái sử dụng nước thải

tai-su-dung-nuoc-thai-vn

Để lập kế hoạch cụ thể cho việc tái sử dụng nước thải thì bước đầu cần khảo sát sơ bộ bằng cách xác định các khả năng có thể sử dụng nước tuần hoàn và kết thúc bằng việc đánh giá chi tiết công trình đó. Qua nhiều năm hoạt động với những công trình dự án xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải đạt hiệu quả cao cho các doanh nghiệp NTS giới thiệu bạn đọc các vấn đề trong việc lập kế hoạch tái sử dụng nước thải hiệu quả.

Khảo sát sơ bộ kế hoạch tái sử dụng nước thải 

Việc kiểm tra khả năng tái sử dụng năng lượng tại mỗi công đoạn của dự án cần được thực hiện nhằm tránh được những giải pháp không thích hợp. Các vấn đề cần phải được giải quyết trong suốt quá trình khảo sát sơ bộ, bao gồm việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Đâu là nơi có khả năng sử dụng nước thải sau xử lý?
  • Những điều cần xem xét đối với sức khỏe cộng đồng?
  • Khả năng tác động đến môi trường?
  • Việc tái sử dụng nước thải sẽ được kết hợp với việc sử dụng các nguồn nước cấp như thế nào?
  • Giá thành nước sạch đang sử dụng?
  • Các tiêu chuẩn hiện tại về việc tái sử dụng nước?
  • Vốn đầu tư của dự án?

Đánh giá

  • Các yêu cầu cần thiết về chất lượng nước?
  • Những rủi ro liên quan đến chất lượng nước?
  • Biện pháp an toàn cho những rủi ro về ô nhiễm?
  • Có cần biện pháp xử lý bổ sung?

tai-su-dung-nuoc-thai-vn

Xem thêm: Tiềm năng tái sử dụng nước thải hiện nay

Lưu ý các tác động đến môi trường

Nước thải sau xử lý được sử dụng hợp lý và đúng cách sẽ tránh được việc xả bỏ nguồn tài nguyên này, tránh việc khai thác quá mức nguồn nước dưới đất, hoặc chi phí nước sạch. 

Có thể gây tác động xấu đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách và triệt để các vi sinh gây bệnh.

Với hàm lượng nito và photpho còn lại quá cao trong nước thải có thể ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu hoặc những cây trồng không đòi hỏi dinh dưỡng cao, tránh việc nhiễm nitrate. Và gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước tái sử dụng.

Các vấn đề trong việc lập kế hoạch tái sử dụng nước thải còn có một số ảnh hưởng đến cây trồng như giảm năng suất, giảm độ màu mỡ của đất do các nguyên nhân như:

  • Sự nhiễm mặn;
  • Kiềm hóa và giảm độ thẩm thấu của đất;
  • Sự tích lũy các nguyên tố độc hại;
  • Sự tích tụ các chất dinh dưỡng;
  • Tác động đến nguồn nước dưới đất do một số thành phần ô nhiễm trong nước thải.

Các hướng dẫn về chất lượng vi sinh

WHO (1989) đã thiết lập các hướng dẫn về chất lượng vi sinh trong nước thải tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu trong “Các hướng dẫn về sức khỏe đối với việc sử dụng nước thải trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản”

Nhóm  Điều kiện sử dụng Nhóm có nguy cơ tác động Giun sống trong ruột (a)

(số trứng/L)

Coliform phân (b) (số Coli/100mL) Biện pháp XLNT nhằm đạt được các yêu cầu về vi sinh
A Tưới cho loại cây trồng được sử dụng không qua chế biến, khu thể thao, công viên (c) Công nhân, người sử dụng, cộng đồng ≤ 1 ≤ 1.000 HT các hồ ổn định được thiết kế đạt chất lượng vi sinh hoặc công trình xử lý tương đương
B Tưới cho cây ngũ cốc, cây công nghiệp, cây cho gia súc, đồng cỏ và cây ăn quả (d) Công nhân ≤ 1 Không có tiêu chuẩn Thời gian lưu nước ở hồ ổn định khoảng từ 8 đến 10 ngày để loại bỏ trứng giun và Coliforms
C Biện pháp tưới tại chỗ đối với các cây trồng theo mục B Không Không thể áp dụng Không thể áp dụng Tiền xử lý theo yêu cầu về công nghệ tưới nhưng tối thiểu cần tiến hành lắng sơ cấp.

(a) Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura và giun móc

(b) Trong suốt giai đoạn tưới

(c) Hướng dẫn nghiêm ngặt hơn ( ≤ 200 Coliforms/mL) sẽ thích hợp cho các bãi cỏ trong khách sạn mà con người có thể tiếp xúc trực tiếp.

(d) Trong trường hợp với cây ăn quả, việc tưới tiêu cần ngừng trước khi quả được thu hoạch 2 tuần.

Hàm lượng các chất trong nước tưới

Các loại muối: Thông thường nước cấp cho sinh hoạt luôn có chất lượng tốt và thường chứa ít muối. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể làm tăng lượng muối có trong nước thải. 

tai-su-dung-nuoc-thai-vn-1

Các kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng

Nước thải sinh hoạt đôi khi có chứa một số chất hữu cơ độc hại (đặc biệt là kim loại nặng) thậm chí ngay cả khi không có dòng nước thải công nghiệp. 

Trong quá trình xử lý nước thải cũng sinh ra các chất mới, gây nguy hiểm cho mục đích tái sử dụng.

Nước thải sau xử lý không đáp ứng các yêu cầu có thể làm giảm suy thoái môi trường nước, thậm chí phá hủy toàn bộ hệ thống. 

(Nguồn tham khảo

Xử lý nước thải chi phí thấp – NXB Xây dựng)

Xem thêm: Xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn

Vì vậy khi có nhu cầu tái sử dụng nước cần những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, tâm quyết, luôn đồng hành giúp doanh nghiệp của bạn có phương án xử lý và tái sử dụng nước tối ưu nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn các vấn đề trong việc lập kế hoạch tái sử dụng nước hiện nay. Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247

Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *