Quản lý hoạt động tái sử dụng nước thải

quan-ly-tai-su-dung-nuoc-thai

Trong quản lý hoạt động tái sử dụng nước thải, ngoài các quy chuẩn, tiêu chuẩn cần các văn bản pháp lý quy định quản lý hoạt động tái sử dụng nước, các đơn vị tư vấn, thi công, vận hành cần có bề dày kinh nghiệm, khả năng đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ và kỹ thuật. Tránh tốn kém thời gian, công sức và tài nguyên của doanh nghiệp. Qua này viết này NTS giới thiệu các bạn các phương pháp Quản lý hoạt động tái sử dụng nước thải.

Các yếu tố liên quan đến quy định tái sử dụng nước thải

Yếu tố Mô tả
Sức khỏe cộng đồng Quy định tái sử dụng nước nhằm mục tiêu chính, trước tiên là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đối với các ứng dụng nước tái sử dụng không để ăn uống, các tiêu chí đặt ra để giải quyết mối quan tâm về vi sinh và môi trường. Khi nước dùng cho mục đích ăn uống, các vấn đề rủi ro sức khỏe liên quan đến vi sinh vật gây bệnh và thành phần hóa học cần được quan tâm.
Kiểm soát khu vực sử dụng nước thải tái chế Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tại các khu vực sử dụng nước được quy định. Tùy thuộc vào chất lượng nước thải tái sử dụng và hình thức sử dụng, các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm các dấu hiệu cảnh báo, đường ống và phụ kiện được mã hóa màu, hàng rào, hạn chế ranh giới các khu vực sử dụng, các quy định kiểm soát đấu nối chéo và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng khác.
Yêu cầu sử dụng Chất lượng nước về mặt vật lý, hóa học và vi sinh cần được quy định đối với nước thải tái sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Cân nhắc môi trường Để đảm bảo rằng hệ thực vật và động vật tự nhiên trong môi trường xung quanh các khu vực sử dụng nước thải tái sử dụng, nguồn tiếp nhận không bị ảnh hưởng từ các tác động tiêu cực.
Tính thẩm mỹ Đối với các mục đích sử dụng không dùng để ăn uống như có yêu cầu chất lượng nước ở mức độ cao như tưới tiêu đô thị, dội toilet, nước thải tái sử dụng cần đạt yêu cầu trong, không màu và không mùi. Đối với các mục đích giải trí, nước thải tái sử dụng không được gây nên sự phát triển của tảo làm phú dưỡng nguồn nước.
Kinh tế Các chi phí được tính đến cho cả nhà sản xuất và người sử dụng. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn được biên soạn sao cho đảm bảo an toàn đối với sức khỏe cộng đồng, giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, làm cho các dự án hấp dẫn về mặt kinh tế, cũng mang lại lợi ích về kinh tế.
Xã hội Các quy định liên quan xử lý nước và tái sử dụng nước thải có thể bị ảnh hưởng bởi các văn bản pháp luật hiện hành, sự chấp nhận của công chúng, tính khả thi về mặt nguồn lực (con người, quỹ đất, tài chính,…)

Xem thêm: Tái sử dụng nước thải trong điều kiện Việt Nam

Quản lý đường ống cấp nước song song trong công trình

quan-ly-duong-ong-cap-nuoc

Sử dụng nước thải tái sử dụng cho nhiều mục đích sử dụng như: tưới cây, đài phun nước trang trí, dội toilet, rửa xe, giặt ủi,… trong đô thị dẫn đến sự cần thiết xây dựng hệ thống cung cấp nước với hai loại nước song song. Những vấn đề cần quan tâm bao gồm:

Nhận diện rõ đường ống dẫn:  Các đường ống dẫn nước thải tái sử dụng và phụ kiện thường được mã hóa hoặc ghi nhãn. Việc này là cần thiết cho các hoạt động bảo trì và tránh đấu nối sai.

Kiểm soát tốt việc đấu nối: Nước thải tái sử dụng được dùng bên trong các tòa nhà cho mục đích dội toilet hoặc phòng cháy chữa cháy cần được kiểm soát đấu nối. Khi nối sai có thể gây nhiễm bẩn đường ống cấp nước sinh hoạt (ăn uống). Và các biện pháp kiểm soát ngăn dòng chảy ngược. 

Các đấu nối chéo phải kiểm tra ít nhất 4 năm một lần. 

Ngoài ra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống chỉ có thể sử dụng nước thải tái sử dụng cho các hoạt động chữa cháy mà không được sử dụng cho các mục đích khác. 

Chất lượng nước tái sử dụng: Ở những nơi có sự tiếp xúc của con người với nước thải tái sử dụng, cần phải áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến kết hợp khử trùng bậc cao để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.

Thiết kế và xây dựng hệ thống vận chuyển, phân phối nước phù hợp: Khi thiết kế và xây dựng hệ thống cần có các nội dung giám sát, lưu trữ, kiểm soát khu vực sử dụng nước thải tái sử dụng.

Quản lý tái sử dụng nước trong đô thị 

Các mục đích của việc tái sử dụng nước thải trong đô thị bao gồm làm sạch đường phố, kiểm soát bụi, trộn bê tông, đài phun nước trang trí, giặt ủi, rửa xe, rửa thiết bị,… Mỗi ứng dụng phải được đánh giá cụ thể, trong đó, trong quan trọng nhất, cần xem xét các vấn đề như:

  • Khả năng tiếp xúc với con người
  • Các tác động môi trường tiềm ẩn

Mức độ tiếp xúc của con người quyết định mức độ khử trùng cần thiết. Đối với các mục đích ít hoặc không có sự tiếp xúc của người với nước như dùng trong công tác vệ sinh, trộn bê tông mức độ khử trùng không cao bằng mục ứng dụng vào việc rửa xe, rửa thiết bị.

tai-su-dung-nuoc-thai-tuoi-cay

Hướng dẫn của WHO:2006 về quản lý hoạt động tái sử dụng nước thải an toàn trong nông nghiệp

Kịch bản tiếp xúc Mục tiêu bảo vệ 

sức khỏe (DALY/người/năm)

Log giảm mầm bệnh yêu cầu Số trứng giun sán/L
Tưới không hạn chế

Rau diếp

Hành củ

≤ 10-6 (b) 67 ≤ 1 (c,d)

≤ 1 (c,d)

Tưới hạn chế

Cơ giới hóa cao

Lao động thủ công

≤ 10-6 (b) 34 ≤ 1 (c,d)

≤ 1 (c,d)

Tưới cục bộ (nhỏ giọt)

Cây mọc cao (e)

Cây mọc thấp (e)

≤ 10-6 (b) 24 Không khuyến cáo

≤ 1 (c,d)

≤ 1 (c,d)

(b) Giảm rotavirus. Mục tiêu sức khỏe có thể đạt được thông qua hiệu suất giảm mầm bệnh:

  • Đối với tưới không hạn chế và tưới cục bộ: cần giảm 6-7log mầm bệnh (bằng cách kết hợp xử lý nước thải và các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác);
  • Đối với tưới hạn chế: cần giảm 2-3log mầm bệnh;

(c) Khi trẻ dưới 15 tuổi bị phơi nhiễm, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung, ví dụ xử lý nước thải còn ≤  0,1 trứng/L, kết hợp các thiết bị bảo vệ như găng tay, ủng hoặc sử dụng thuốc tẩy giun, sán.

(d) Giá trị trung bình số học, xác định trong suốt mùa tưới. Giá trị trung bình ≤ 1 trứng/L phải đạt được cho ít nhất 90% số mẫu để có thể cho phép cả mẫu có giá trị cao bất thường ( >10 trứng/L). Với hồ sinh học, thời gian lưu nước có thể được sử dụng như một giải pháp để đảm bảo tuân thủ ≤  1 trứng/L

(e) Không thu hoạch sản phẩm lương thực từ mặt đất.

Hướng dẫn của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA)

Trong hướng dẫn của Cục bảo vệ môi trường Liên Bang Mỹ (US EPA) kết hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (US AID):

  • Bất kể nước thải tái sử dụng cho mục đích nào, cũng cần một mức độ khử trùng nhất định để tránh gây hại cho sức khỏe con người do tiếp xúc vô tình hay cố ý.
  • Nước thải tái sử dụng khi không có sự tiếp xúc trực tiếp của con người cần khử trùng với nồng độ Coli chịu nhiệt không vượt quá 200/100 mL. 
  • Đối với khả năng tiếp xúc với con người nước thải được khử trùng với mức độ cao để không phát hiện được Coli chịu nhiệt/100 mL. Mức khử trùng này được đưa ra ứng với các quá trình xử lý bậc 3.
  • Độ tin cậy của hệ thống xử lý nước thải: Có cảnh báo khi mất điện, công trình xử lý có thiết bị hư hỏng,…

Xem thêm: Các hướng dẫn tái sử dụng nước thải an toàn 

Quy định của Việt Nam về Tái sử dụng nước thải

Ngày 24/04/2015 Thủ tướng Chính Phủ đã ký ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó nêu rõ việc tái sử dụng nước thải được khuyến khích, tuy nhiên, phải tuân thủ các quy định cụ thể cho từng mục đích tái sử dụng.

Ngày 08/06/2015  Thủ tướng Chính Phủ đã ký ban hành Nghị định số 54/2015/NĐ-CP Quy định về ưu đãi đối với một số hoạt động sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Nghị định khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước và sử dụng nước tuần hoàn, sản xuất nước từ biển, nước lợ, thu nước mưa.

Quyết định số 589/QĐ-TTG ngày 06/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Mặc dù đã có các Nghị định nói trên, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tái sử dụng nước thải, tuy nhiên quy định cụ thể, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật liên quan vẫn còn thiếu, tất cả chỉ phụ thuộc vào tâm huyết của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn, thi công, vận hành đủ khả năng, đủ kinh nghiệm. NTS luôn đặt nhiều tâm huyết và đội ngũ kỹ sư luôn trao dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng để luôn là người bạn đồng hành cùng chủ đầu tư xây dựng 1 môi trường xanh, sạch, bền vững.

(Nguồn tham khảo

http://tapchimoitruong.vn/

https://moc.gov.vn/ – Bộ Xây dựng

Các giải pháp thiết kế cơ – điện trong công trình xanh – NXB Xây dựng)

Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *