Bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải để quá trình vận hành mang lại hiệu quả tốt

Thực tế, nước thải sẽ bao gồm rất nhiều chất gây ảnh hưởng đến hệ thống xử lý. Để hệ thống vận hành ổn định, an toàn, nước thải đầu ra đạt yêu cầu cần có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải định kỳ và đúng cách.

1/ Lý do phải bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải

Như chúng ta đã biết, bất kỳ các hệ thống máy móc hay đồ dùng đều cần được bảo trì, bảo dưỡng. Với hệ thống xử lý nước thải cũng vậy, việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ giúp giảm sự thất thoát về chi phí không đáng có cũng như thời gian do gián đoạn trong quá trình xử lý gây nên. 

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải trong quá trình vận hành cũng là cách đảm bảo sự ổn định cho quá trình hoạt động, kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị như máy thổi khí, đồng hồ áp, máy khuấy, máy bơm nước, bơm định lượng, tủ điện…

 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bảo trì – bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, các loại máy móc – thiết bị sẽ được kiểm tra hàng loạt theo định kỳ để kịp thời xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai và kịp thời thay thế các máy móc – thiết bị không còn an toàn trong quá trình hoạt động và vận hành. Bảo trì định kỳ, bảo dưỡng đúng cách giúp đảm bảo cho hệ thống xử lý nước thải được hoạt động một cách an toàn và ổn định.

2/ Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải

Việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cũng cần có những quy trình nhất định cùng với các công việc cụ thể:

Vệ sinh song chắn rác, giỏ thu rác

Đối với song chắn rác trong hệ thống xử lý nước thải, rác sẽ mắc ở mặt trước của song chắn. Và đối với giỏ thu rác thì rác sẽ bị giữ lại trong lòng của giỏ. Lượng rác nếu không được vớt ra định kỳ sẽ dẫn đến hiện tượng đầy và tràn ra ngoài. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các thiết bị như bơm chìm, van một chiều, đĩa phân phối khí…

Bơm nước thải đặt chìm

Một trong những thiết bị vô cùng được chú trọng trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng chính là bơm nước thải đặt chìm. Để bơm hoạt động tốt cần chắc chắn dầu máy đã cho vào đúng và đủ số lượng, chủng loại, các thông số kỹ thuật, điện đã lắp đấu đúng tiêu chuẩn. Trong quá trình hoạt động, bơm cần đảm bảo dầu bôi trơn cấp liên tục, tránh khô cạn.

>> Xem thêm: Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp của từng ngành nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải

 

Dầu làm mát giúp điểm đấu nối điện được đảm bảo độ cách nhiệt cao. Các động cơ khi có tín hiệu khác thường như lưu lượng nước, độ rung của máy, tiếng ồn hay mùi khác thường cần dừng ngay bằng cách ngắt nguồn cấp điện. Tiến hành kiểm tra hoặc báo cho đơn vị cung cấp. 

Loại bơm chìm này cần được tiến hành bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra. Khi tiến hành bảo dưỡng cần ngắt nguồn điện cho bơm.

Bảo dưỡng bơm chìm với các bước cơ bản sau:

+ Làm sạch thân bơm và đường ống phải sạch sẽ không bị tắc, đóng cặn.

+ Buồng bơm: Trục cánh không bị kẹt, đảm bảo thông thoáng buồng bơm, dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn. Di chuyển cánh bơm, các chi tiết khác để bảo dưỡng, đảm bảo khô ráo trước khi lắp đặt.

+ Động cơ: Độ nhớt cần đảm bảo, kiểm tra độ cách điện, tránh va đập vào vùng tiếp giáp dây cấp nguồn.

+ Dầu làm mát cần bảo dưỡng định kỳ, thay dầu định kỳ, không nên để hỏng hoặc mất các chi tiết của bơm.

+ Sau khi bảo dưỡng xong, cần kiểm tra lại các điều kiện đảm bảo vận hành tốt.

Máy thổi khí

Máy thổi khí cần được tắt và cắt điện cung cấp khi kiểm tra định kỳ.

Sử dụng đồ bảo hộ để kiểm tra. Phương thức kiểm tra là Áp lực đầu thải chắc chắn rằng giá trị hiện trên máy đo ở bên dưới sẽ báo trên mâm quay. Van máy đo áp nên được đóng trong suốt quá trình vận hành và chỉ mở khi cần kiểm tra.

Máy đo áp dễ bị hư hại bởi rung lắc của máy thổi khí nên cần có chuyên môn và kỹ thuật tốt để thực hiện.

Loại bỏ dầu cũ và thay dầu mới để bôi trơn máy. 

Kiểm tra và thay mới dây cuaroa nếu có dấu hiệu bị nứt, đứt.

Bảo trì bảo dưỡng đĩa phân phối khí và hệ thống đường ống

Quy trình cần chuẩn bị đồ bảo hộ như áo lội nước, khẩu trang hoạt tính, giẻ lau, vòi xịt…

Kiểm tra từng đĩa khí và xịt rửa bề mặt đĩa.

Kiểm tra đường ống dẫn khí dưới đáy bể.

Ngoài ra, tùy vào từng hệ thống xử lý nước thải để có quy trình bảo trì, bảo dưỡng khác nhau. Để đảm bảo hệ thống nước  thải được xử lý đúng cách, an toàn trong quá trình xử lý cần có một đơn vị chuyên nghiệp như NTS Engineering để đưa ra phương án, giải pháp an toàn, tiết kiệm nhất.

Các chuyên gia, kỹ thuật viên của NTS Engineering sẽ giúp các doanh nghiệp hệ thống lại các thiết bị để vận hành đúng cách, đúng quy trình nhằm bảo vệ hệ thống một cách an toàn và xử lý nước thải hiệu quả.

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *