Bể lọc sinh học nhỏ giọt: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bể lọc sinh học nhỏ giọt có lẽ còn là khái niệm khá mới mẻ đối với cả những người trong và ngoài ngành. Hãy cùng NTSE tìm hiểu và khám phá bể lọc sinh học là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cũng như ưu – nhược điểm để hiểu hơn và có cách sử dụng hiệu quả chiếc bể này nhé!

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là gì?

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là một trong 2 dạng bể lọc sinh học được sử dụng phổ biến trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Đây là dạng bể nhân tạo, được hoạt động trên nguyên tắc: hấp thụ và oxi hóa chất hữu cơ trên màng sinh vật (vi sinh vật sinh trưởng dính bám). Có thể thực hiện đồng thời chức năng loại bỏ chất hữu cơ, nitrat hóa và khử nitrat trong quá trình xử lý.

 

Cấu tạo của bể lọc sinh học nhỏ giọt như sau:

  • Phần chứa vật liệu lọc.
  • Phân phối nước đồng đều trên toàn bộ bề mặt của bể.
  • Có hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc.
  • Chứa hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc.

Xem thêm: Mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải có ý nghĩa như thế nào?

Phân loại bể lọc sinh học nhỏ giọt

1/ Bể lọc vận tốc chậm

Loại bể này có hình trụ hoặc hình chữ nhật, hệ thống nước thải được nạp theo chu kỳ. Nguyên liệu lọc ở bể này thường là đá sỏi và xỉ, chỉ có khoảng 0.6 – 1.2m nguyên liệu lọc ở phía trên có bùn vi sinh vật và lớp dưới có các vi khuẩn nitrat hóa. Hiệu suất khử BOD cao và cũng cho ra nước thải có lượng nitrat cao.

2/ Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh

Loại bể này có hình trụ tròn, lưu lượng nạp chất hữu cơ cao hơn. Nước thải được bơm hoàn lưu trở lại bể lọc và được nạp liên tục. Việc hoàn lưu lại nước thải sẽ giảm vấn đề mùi hôi, cũng như các côn trùng khác xuất hiện. Nguyên liệu lọc ở bể này thường là đá sỏi, plastic.

3/ Bể lọc cao tốc

Loại bể này có chiều sâu cột lọc, cũng có lưu lượng nạp nước thải và chất hữu cơ khá cao. Nguyên liệu lọc thường là plastic, nhẹ hơn đá sỏi.

4/ Bể lọc thô

Bể lọc thô thường dùng để xử lý sơ bộ nước thải trước giai đoạn xử lý thứ cấp. Lưu lượng nạp chất hữu cơ lớn hơn 1,6 kg/m3.d và lưu lượng nước thải là 187 m3/m2.d.

5/ Bể lọc 2 pha

Bể lọc 2 pha thường được dùng để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao và cần nitrat hóa đạm trong nước thải. Giữa 2 bể lọc thường có bể lắng để loại bỏ bớt chất rắn sinh ra trong bể lọc thứ 1. Bể lọc thứ 1 dùng để khử BOD của các hợp chất chứa Carbon trong nước thải, còn bể lọc thứ 2 chủ yếu cho quá trình nitrat hóa.

Xem thêm: CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC NHỎ GIỌT – THIẾT KẾ MỚI TỐI ƯU 

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động bể lọc sinh học nhỏ giọt, chính là nguyên lý hoạt động của VSV sinh trưởng dính bám:

Khi nước thải chảy qua trên bề mặt các hạt vật liệu lọc sẽ hình thành màng sinh vật

Mặc dù là công trình làm sạch hiếu khí, nhưng bể lọc sinh học phải được coi là hệ tùy tiện, bởi lúc bắt đầu thì chủ yếu phát triển VSV hiếu khí, nhưng khi màng sinh vật đã hình thành thì sẽ tạo lớp yếm khí nằm giữa lớp bề mặt hạt vật liệu và lớp hiếu khí hoạt tính ở mặt ngoài màng sinh vật.

Màng sinh vật phát triển mạnh hơn sở các lớp vật liệu phía trên, vai trò chủ đạo trong quần thể sinh vật lớp vật liệu phía trên là các VSV dinh dưỡng bởi các chất hữu cơ tan (Vi khuẩn, nấm, một số xạ khuẩn không màu).

Cơ chế lọc bể lọc sinh học nhỏ giọt:

Vi sinh vật dính bám vào bề mặt vật rắn bằng chất gelatin do chúng tiết ra, Sau một thời gian, vi sinh vật phát triển và tạo thành một lớp màng trên toàn bộ bề mặt vật rắn. sau đó, VSV phát triển lan dần, phủ kín bề mặt Vật liệu lọc.

 

Khi nước thải được phân phối nhỏ giọt trên lớp vật liệu lọc, các chất hữu cơ trong quá trình lọc sẽ tiếp xúc với màng VSV do đó VSV hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước thải và O2 hình thành sinh khối.

Sau một thời gian, màng VSV chia thành 2 lớp:

Lớp trong xuất hiện VSV kị khí do không lấy được O2 trong không khí

Lớp ngoài là lớp VSV hiếu khí.

Ưu – nhược điểm

bể lọc sinh học nhỏ giọt

1/ Ưu điểm

  • Quá trình oxy hóa nhanh nên thời gian xử lý rất ngắn.
  • Quy trình vận hành đơn giản, có thể dễ dàng điều chỉnh được thời gian lưu nước và tốc độ dòng chảy.
  • Nước ra khỏi bể thường chứa ít bùn cặn, tiết kiệm diện tích bể lắng.
  • Vi sinh vật hiếu khí trên bề mặt vật liệu lọc có trong bể sẽ giúp xử lý hiệu quả các chất hữu cơ, tạp chất ô nhiễm có trong nước thải.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư, ít tốn kém diện tích lắp đặt hệ thống.
  • Không cần tuần hoàn bùn.
  • Dễ vận hành.

2/ Nhược điểm

  • Không khí ra khỏi bể lọc thường có mùi hôi thối, khó chịu
  • Và khu vực xung quanh bể thường xuất hiện nhiều ruồi muỗi.

Hy vọng với những kiến thức hữu ích về bể lọc sinh học nhỏ giọt mà bài viết này cung cấp đã giúp bạn có thêm cái nhìn mới mẻ, hiểu biết sâu rộng hơn trong lĩnh vực xử lý nước thải. Nếu còn thắc mắc gì về bể lọc và cách vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn chi tiết nhé!

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *