Bùn nổi ở bể lắng: nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

nguyen-nhan-bun-noi-tren-be-lang

Trong các hệ thống xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, bùn nổi ở bể lắng là một sự cố khá phổ biến. Hiện tượng này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước đầu ra. Vậy sự cố này xảy ra là do đâu? Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Và làm sao để khắc phục một cách hiệu quả?

Hậu quả của sự cố bùn nổi ở bể lắng

Bùn nổi ở bể lắng là một trở ngại không hiếm gặp trong các hệ thống xử lý nước thải. Nếu không có biện pháp xử lý bùn nổi kịp thời, bùn sẽ trôi ra ngoài dẫn đến mất bùn làm giảm mật độ vi sinh cần thiết trong hệ thống, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả xử lý của cả hệ thống.

Hiệu quả hoạt động của các trạm xử lý nước thải ban đầu đều đạt hiệu quả, nước thải đầu ra đều đáp ứng tiêu chuẩn xả thải. Thế nhưng, sau một thời gian thì không đạt tiêu chuẩn xả thải nữa, nguyên nhân một phần là do hiện tượng trên.

Nguyên nhân và cách xử lý

Để xử lý sự cố này nhanh chóng và hiệu quả cần phát hiện sớm và tìm được nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là các nguyên nhân và cách xử lý sự cố bùn nổi trên bể lắng thường gặp:

1/ Các vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh

Vi khuẩn dạng sợi phát triển tạo ra sự kết dính làm dính các chất rắn sẵn có trong nước lại với nhau, làm tăng diện tích chất rắn. Các hạt chất rắn lơ lửng vốn khó lắng hơn các chất hữu cơ thông thường, nên khi bị kết dính, chúng càng không thể lắng xuống mà sẽ nổi lên trên mặt bể.

Cách xử lý: bổ sung vi sinh xử lý nước thải có các chủng đặc thù tiêu hóa loại vi khuẩn dạng sợi. Khi đó, các liên kết dạng sợi sẽ bị phá vỡ, làm chất rắn lắng xuống đáy.

Ngoài ra, cần tăng cường sục khí đều, bổ sung vi sinh xử lý nước thải đồng thời tiến hành khử khuẩn nước vào hệ thống với dung dịch chlorine 3 – 5 mg/l.

2/ Bùn trong bể lắng quá tải

Bể lắng được thiết kế để lưu giữ 1 lượng bùn nhất định. Sau khi lắng, bùn sẽ được bơm tuần hoàn về bể sinh học hoặc bể chứa bùn. Khi lượng bùn tuần hoàn và lượng bùn bơm về bể sinh học không cân bằng, và do trong nước thải, lượng chất hữu cơ dư thừa vi sinh sẽ tiếp tục sinh sôi, phát triển. Khi đó, lượng bùn sẽ bị quá tải. 

Cách xử lý: Trong trường hợp xảy ra sự cố do quá tải bùn, ta cần hút bùn thường xuyên hơn, rút ngắn số ngày hút bỏ bùn so với bình thường. Ngoài ra phải kiểm tra kích thước lắng, tính toán lại vận tốc lắng đã phù hợp với công suất đang hoạt động hay chưa.

Xem thêm: 3 Nguyên nhân làm bể hiếu khí nổi bọt trắng và cách khắc phục

3/ Quá trình khử nitrat diễn ra ngay tại bể lắng

Tại đáy bể lắng với điều kiện thiếu oxy quá trình khử nitrat sẽ diễn ra, các bong bóng khí được giải phóng sẽ nổi lên và vỡ ra trên mặt nước, bùn cũng theo khối khí này mà nổi lên. 

Cách xử lý: Cần hút bùn thường xuyên, tăng lưu lượng bùn tuần hoàn hoặc bùn về bể chứa bùn.

4/ Nước có độc tính

Khi nước có độc tính, bông bùn vỡ ra khi lắng hoặc thậm chí vi sinh bị chết nên không có khả năng lắng mà sẽ nổi trong bể lắng.

Cách xử lý: xác định độc tố, tháo nước ra bể dự phòng và thêm nước sạch, bổ sung thêm vi sinh.

Để khắc phục sự cố này một cách hiệu quả đòi hỏi nhân viên vận hành phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết trong việc theo dõi, giám sát, phát hiện sự cố nhanh chóng.

Là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm, NTS Engineering sẽ mang lại phương pháp tối ưu nhất, tiết kiệm nhất cho khách hàng. Nếu cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý hiệu quả cho từng trường hợp, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247.


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *