CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM MỀM NƯỚC CỨNG

nuoc-cung-la-gi

Các phương pháp làm mềm nước cứng, hay còn gọi là xử lý độ cứng trong nước đang là những vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực xử lý nước cấp. Nước cứng do nhiều nguyên nhân và các cách xử lý khác nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện của khách hàng, các kỹ sư NTS sẽ tư vấn và thiết kế các phương pháp làm mềm nước cứng phù hợp. Sau đây hãy cũng chúng tôi tìm hiểu kỹ qua bài viết này nhé.

Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng các ion Ca2+ (Canxi) và Mg2+ (Magie) cao hơn quy định cho phép. Tính chất của nước cứng được biểu thị qua tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+. Nước có chứa nhiều ion Mg2+ sẽ làm nước có vị đắng.

Xem thêm: Các phương pháp công nghệ tái sử dụng nước thải phổ biến

Phân loại nước cứng

Nước cứng sinh ra là do nguồn nước ngầm đi qua các lớp đất đá, đá vôi… từ đó hòa tan các ion Ca2+ và Mg2+… có trong đất đá làm tăng độ cứng trong nước. Nước cứng được chia thành các loại sau:

– Nước cứng tạm thời: Được gây ra bởi sự tồn tại các ion Ca2+, Mg2+ và HCO3– có trong nước.

– Nước cứng vĩnh cửu: Được gây ra bởi sự tồn tại các ion Ca2+, Mg2+, Cl và SO42- có trong nước.

– Nước cứng toàn phần bao gồm đặc tính của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.

phan-loai-nuoc-cung

Tác hại của nước cứng

Đối với sinh hoạt và sản xuất

– Làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng

– Giặt quần áo bằng nước cứng còn làm vải nhanh mục và dễ bị phai màu.

– Các thiết bị ở nhà tắm bị rỉ sét, bị vôi hóa, nhanh hư.

– Làm giảm mùi vị của thức ăn

Đối với công nghiệp

– Làm giảm chất lượng của sản phẩm trong quá trình dệt nhuộm

– Làm thay đổi mùi vị của các sản phẩm đồ uống, đồ hộp

– Gây ăn mòn, tạo cáu cặn, tắc đường ống nước, giảm hiệu suất nồi hơi hơi, tháp giải nhiệt. Đặc biệt làm tăng áp suất trong nồi hơi gây cháy nổ

Xem thêm: 7 đơn vị phân tích nước thải uy tín tại TP. HCM

Đối với sức khỏe

– Khi tắm bằng nước cứng gây ra hiện tượng khô da, khô tóc, dị ứng, mẩn ngứa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm da.

– Uống nước cứng sẽ gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể và một số bệnh như sỏi thận, tắc mạch, huyết áp cao…

tac-hai-cua-nuoc-cung

Một số phương pháp làm mềm nước cứng

Phương pháp nhiệt 

Phương pháp nhiệt phù hợp với loại nước cứng tạm thời. Khi đun sôi nước cứng tạm thời ion HCO3– sẽ chuyển thành ion kết tủa dạng CO32- lắng xuống đáy. Sau đó ta để lắng, tách cặn và lấy phần nước sạch. Phương pháp này thường được ứng dụng nhiều ở các hộ gia đình.

Phương pháp hóa chất

Phương pháp hóa chất được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp, xử lý độ cứng trong nước giếng. Một số chất làm mềm nước cứng như NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4. Khi lựa chọn hóa chất làm mềm nước cần quan tâm đến mức độ ô nhiễm của nguồn nước và mức độ làm mềm cần thiết. Trong một số trường hợp cần kết hợp giữa khử cứng và khử sắt, mangan, silic…

Phương pháp lọc RO

Công nghệ RO là công nghệ lọc nước tiên tiến hiện nay. Nguồn nước sau khi đi qua lọc RO có thể trực tiếp uống ngay mà không cần phải đun sôi. Nhưng nhược điểm của công nghệ là giá thành cao.

Xem thêm: Cách điều chỉnh độ pH trong nước thải đúng chuẩn

Phương pháp trao đổi ion

Nước được làm mềm bằng cách sử dụng một loại nhựa có chứa ion Na+ liên kết với anion (ion âm) khác, ion đó có khả năng liên kết với  Ca2+ và Mg2+ mạnh hơn Na+. Khi cho nhựa vào cột trao đổi ion và cho nước cần xử lý chảy qua cột, anion có trong nhựa sẽ liên kết với ion Ca2+ và Mg2+ và giữ chúng lại trong cột, đồng thời sẽ giải phóng Na+ vào nước, cách này giúp loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước giúp làm mềm nước.

tac-hai-cua-nuoc-cung


Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước cứng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình xử lý nước cứng đạt hiệu quả tối ưu nhất và tiết kiệm nhất. Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *