Cách xử lý nước nhiễm mặn mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay

cách xử lý nước nhiễm măn

Cách xử lý nước nhiễm mặn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nước nhiễm mặn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Vì thế, chọn lựa được giải pháp hợp lý là cách giúp người dân cải thiện sức khỏe hàng ngày.

1/ Nước nhiễm mặn là gì?

Nguồn nước nhiễm mặn hình thành chủ yếu do quá trình xâm nhậm của nước biển vào sâu trong đất liền khiến nước ở sông, hồ, ao, suối… bị nhiễm mặn.

Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. 

Hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng trũng, ven biển. Mùa khô kéo dài khiến nước ngọt cạn kiện, thêm vào đó là nước biển vào sâu trong đất liền gây ra nước nhiễm mặn hoặc nước lợ.

cách xử lý nước nhiễm măn

2/ Tác hại của nước nhiễm mặn

Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người sử dụng. Việt Nam với tổng chiều dài bờ biển lớn, cộng thêm biến đổi khí hậu khiến nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng không nhỏ. Tình trạng nhiễm mặn trở nên phổ biến, đặc biệt là người dân đồng bằng sông Cửu Long. 

Việc sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày như:

– Khiến các thiết bị trong gia đình bị rỉ sét, ăn mòn.

– Tác động không nhỏ đến mùa màng, đất đai khiến phần lớn diện tích đất nhiễm mặn không thể canh tác được.

cách xử lý nước nhiễm măn

– Nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, là mầm mống gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nước nhiễm mặn khi đi vào cơ thể sẽ hút các tế bào gây ra hiện tượng mất nước, tế bào ngày càng teo nhỏ. Khi tế bào chết đi, hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng, có thể gây ra bệnh suy thận, suy gan.

– Tắm rửa, vệ sinh bằng nước nhiễm mặn có thể là nguồn gốc của các bệnh như viêm da, mụn nhọt, hắc lào…

– Nước nhiễm mặn còn làm cho đất cằn cỗi, mất mùa, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế người dân. 

>>> Xem thêm: Hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình và những lý do nên lắp đặt ngay

3/ Cách xử lý nước nhiễm mặn

Có khá nhiều cách xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn nước nhiễm mặn để đưa ra cách xử lý phù hợp. Thông thường sẽ có hai cách để xử lý nước nhiễm mặn:

– Khử mặn: Làm giảm hàm lượng muối có trong nước đến trị số, đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong ăn uống.

– Khử muối: Làm giảm lượng muối hòa tan ở bên trong nước đến nồng độ 1 hay 1/10mg bên trong 1 lít nước.

Hiện nay, có 3 cách xử lý nước nhiễm mặn được sử dụng phổ biến vì hiệu quả khử mặn cao.

Xử lý nước nhiễm mặn bằng cách chưng cất: Phương pháp này có thể tạo được hàm lượng muối từ 1 – 50mg/l.

cách xử lý nước nhiễm măn

Nước biển sẽ được đun sôi 100 độ C là 2256kJ/kg. Phân tử nước sẽ bay hơi, các chất hữu cơ, vô cơ không bay hơi. Nhờ đó, nước cất sẽ ngưng tụ thành nước tinh khiết, không lẫn với các chất hữu cơ khác.

Tuy nhiên, cách lọc này chủ yếu được các nhà máy lọc có quy mô lớn thực hiện để khử muối một cách chuyên nghiệp.

Phương pháp này có ưu điểm là mức tiêu thụ điện năng  thấp, sử dụng nhiệt để trực tiếp phân tách và thu được hoàn toàn là 100% nước tinh khiết không lẫn tạp chất.

Nhược điểm của phương pháp này là bộ phận trao đổi nhiệt dễ bị đóng cặn gây tắc nghẽn nên cần bảo trì định kỳ.

Xử lý nước nhiễm mặn bằng màng lọc RO

Cách lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt bằng màng lọc RO khá phổ biến.

Quy trình được thực hiện gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Màng lọc PP5 lọc sơ bộ rác cặn lơ lửng kích thước lớn.

+ Giai đoạn 2: Màng lọc PP5 hút qua màng lọc thứ 2 được làm từ than hoạt tính. Màng lọc này giữ lại các phân từ clo dư.

+ Giai đoạn 3: Màng lọc PP1 được ép từ những sợi bông có kích thước 1 micromet. Các phân tử có kích thước lớn hơn sẽ bị màng lọc này giữ lại và cho phân tử nước đi qua.

+ Giai đoạn 4: Sử dụng màng lọc RO giúp nước sau đi qua PP1 sẽ đẩy qua màng RO. Chỉ có phân tử nước có thể đi qua, các chất còn lại sẽ giữ qua đường nước thải. Nước sẽ tiếp tục được lọc qua màng lọc nano bạc để bổ sung PH và khử khuẩn để cho ra nguồn nước tinh khiết có thể sử dụng được ngay.

Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp trao đổi ion 

Dựa vào các tấm nhựa trao đổi ion, nhựa trao đổi ion dương gọi là cation, trao đổi ion âm là anion. Nước nhiễm mặn đi qua bể chứa các tấm nhựa cationit và anionit.

Dựa vào phản ứng hóa học để thực hiện lọc vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém.

Tuy nhiên, phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi nước. Vì thế, nguồn nước sử dụng chưa đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết.

Khi gia đình bạn gặp phải tình trạng nước nhiễm mặn. Để xử lý đúng cách và triệt để, bạn có thể liên hệ đến NTS Engineering để được các chuyên gia tư vấn cũng như chọn lựa cách xử lý nước nhiễm mặn phù hợp.

>>> Xem ngay: Dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ A – Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *