CẢI TẠO BỂ LẮNG ĐỨNG TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

be-lang-dung

Bể lắng đứng được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải. Trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bể lắng đứng dùng để tách cặn khi các phản ứng tạo kết tủa xảy ra. Còn trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, bể lắng đứng thường được sử dụng sau bể hiếu khí để tách bùn vi sinh ra khỏi nước nhằm giảm chất rắn lơ lửng trong nước thải và tuần hoàn lại bùn vi sinh quay lại bể thiếu khí và hiếu khí. Tuy nhiên, nhiều công trình xử lý nước thải vẫn chưa tối ưu được hết hiệu quả xử lý của bể lắng đứng, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây mọi người hãy cùng NTSE tìm hiểu các nguyên nhân này và cách khắc phục, cải tạo bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải ở trường hợp trên.

Ứng dụng bể lắng đứng trong xử lý nước thải

Bể lắng đứng được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải để:

– Loại bỏ các cặn sinh học, cặn hữu cơ có trong bể lắng

– Lắng cát

– Loại bỏ các bông cặn hóa học trong toàn bộ quá trình keo tụ tạo bông

– Tách bùn vi sinh ra khỏi nước.

– Tuần hoàn lại lớp bùn vi sinh về các bể xử lý chính phía trước nhằm duy trì nồng độ bùn vi sinh trong hệ thống.

Bể lắng đứng có thể đóng vai trò làm bể xử lý sơ cấp hay thứ cấp tùy vào từng hệ thống xử lý nước thải:

Khi dùng với mục đích lắng sơ cấp, bể lắng đứng có chức năng: 

+ Loại bỏ các chất hữu cơ trước khi áp dụng các biện pháp sinh học. Hiệu suất loại bỏ trung bình bể này có thể đạt được 50 – 70 % chất lơ lửng và 25 – 40 % BOD.

+ Nếu hàm lượng chất lơ lửng sau lắng không đạt, phải tăng cường hiệu suất của bể lắng bằng phương pháp keo tụ sinh học hoặc làm thoáng khác.

Bể lắng đứng với mục đích lắng thứ cấp: dùng để tách bùn vi sinh ra khỏi dòng nước thải trước khi thải ra môi trường.

Xem thêm: Các phương pháp Xử lý rêu, tảo trong hồ cảnh quan hiệu quả mà bạn cần biết

Cấu tạo bể lắng đứng

Bể lắng đứng thường là bể hình trụ có mặt bằng tròn hoặc vuông và đáy hình nón hay hình chóp. Thường được xây dựng kết hợp với ngăn phản ứng tạo bông cặn đặt ở giữa. Bể có cấu tạo 4 vùng: vùng phân phối nước vào, vùng lắng, vùng thu nước ra, vùng chứa cặn.

so-do-hoat-dong-be-lang-dung

Cơ chế hoạt động bể lắng đứng

Ống dẫn nước xuống đáy thường là ống hình trụ có kích thước không lớn so với kích thước bể lắng, có nhiệm vụ phân bố đều dòng nước vào trên toàn bộ tiết diện của bể. 

Khi dòng nước chảy ngược từ đáy bể lên bề mặt, các hạt cặn sẽ lắng xuống đáy nhưng lại bị dòng nước đẩy lên phía trên. Vì vậy, nếu gọi tốc độ của dòng nước đi lên là u0 = Q/F thì chỉ có hạt cặn có tốc độ lắng u > u0 mới lắng được xuống đáy, ngược lại thì lơ lửng và bị dòng nước cuốn ra ngoài. 

Mật độ bùn trong bể lắng đứng giảm dần từ dưới lên trên. Bùn do dòng đưa vào chuyển động lên trên gặp lớp bùn có sẵn cản lại, tiếp xúc tạo khối và tiếp tục lắng.

Thể tích bùn sẽ tăng theo thời gian hoạt động và cần phải thải bỏ một phần để duy trì một thể tích nhất định của lớp bùn. Cặn tích lũy ở vùng chứa cặn được thải ra ngoài theo chu kỳ bằng ống và van xả cặn.

Một phương pháp đẩy nhanh hiệu quả bể lắng đứng, đó là kết hợp với quá trình keo tụ, do tốc độ của dòng nước trong ống phân phối cao hơn nhiều so với tốc độ chảy ngược, nên có thể lợi dụng đặc trưng này cho quá trình khuấy trộn hóa chất keo tụ, trợ keo tụ. 

Xem thêm: Nguyên nhân Màng MBR hoạt động không ổn định, giảm lưu lượng trong quá trình vận hành

 Ưu điểm

Thiết kế nhỏ gọn

Diện tích đất xây dựng không nhiều

Thuận tiện trong việc xả bùn hoặc tuần hoàn bùn.

Ngày nay, bể lắng dòng đứng với những ưu điểm này được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước thải nhỏ.

Nhược điểm

Hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang

Chi phí xây dựng tốn kém do chiều sâu khá lớn làm tăng giá thành xây dựng đặc biệt ở vùng có nước ngầm, số bể lắng phải nhiều vì đường kính bể khống chế không quá 10m.

Hiệu suất xử lý không cao

Do khó khăn trong việc phân phối đều nước theo mặt cắt ngang của bể nên bể lắng đứng chỉ áp dụng cho các trạm xử lý có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 2000 m3/ng.đ

Cải tạo bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải

Nguyên nhân dẫn đến bể lắng đứng không hoạt động hiệu quả

Nhiều công trình xử lý nước thải vẫn chưa tối ưu được hết hiệu quả xử lý của bể lắng đứng, do nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Do hợp khối công trình không thuận lợi

– Người thiết kế không có kinh nghiệm, do không thường xuyên thiết kế và thiếu kinh nghiệm thi công dẫn đến tính toán bể lắng đứng có diện tích bề mặt riêng bé, hoặc vát đáy bể lắng đứng không đủ độ dốc

– Áp lực thời gian thiết kế. Do hệ thống xử lý nước thải trong công trình/ tòa nhà chỉ là hạng mục phụ. Người kỹ sư thiết kế muốn nhanh chóng “đóng hồ sơ” để hoàn tất công việc chung

– Cơ cấu thu gom bùn không hợp lý

– Nhà thầu thi công không có kinh nghiệm, hoặc thiếu năng lực

nuoc-trong-be-lang-khong-duoc-xu-ly-hieu-qua

Cải tạo bể lắng đứng

Với những nguyên nhân trên, để có thể mang lại hiệu quả ưng dụng tốt nhất, cần có biện pháp để cải tạo bể lắng đứng hệ thống xử lý nước thải. Có thể kết hợp nhiều bộ phận để tăng hiệu quả của bể lắng đứng. Việc cải tạo bể lắng đứng thông dụng nhất là bổ sung thêm các tấm lắng Lamen cho bể lắng đứng.

Tấm lắng lamen được sử dụng để loại bỏ các hạt lơ lửng trong nước thông qua trọng lực của chúng. Nâng cao hiệu quả và tốc độ lắng trong bể lắng.

Xem thêm: 3 sự cố thường gặp ở Giá thể vi sinh hiếu khí trong xử lý nước thải

Ưu điểm tấm lắng lamen:

– Kết cấu đan chéo có độ cứng cao, độ bền cao

– Lắp đặt đơn giản, phù hợp với cải tạo các loại bể lắng

– Tiết kiệm một lượng lớn chất keo tụ

– Tiết kiệm nước rửa, tự rửa sạch bề mặt trên tấm lắng lamen

– Dòng chảy ổn định, giúp tăng hiệu quả lắng

– Do tính khử tĩnh điện trên bề mặt tấm lắng lamen giúp các bông cặn có thể trượt một cách nhanh chóng, góp phần kéo dài thời gian rửa ngược và thời gian vệ sinh khối lắng

– Nâng công suất bể lắng một cách hiệu quả từ 2 đến 5 lần so với bể truyền thống

Nguyên lý hoạt động của bể lắng sau khi cải tạo: 

Nguồn nước từ bể phản ứng vào bể lắng sẽ di chuyển theo chiều từ dưới lên theo các tấm lắng lamen, trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ va chạm vào bề mặt tấm lắng lamen. Khi xảy ra va chạm, hạt cặn sẽ bị thay đổi vận tốc, chiều chuyển động, và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên do đó theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể lắng (hay hố thu cặn), từ đó theo chu kỳ xả đi.

Tùy theo nhu cầu và mục đích thiết kế mà các tấm lắng được bố trí sao cho phù hợp với công trình bể lắng hiện hữu. 

tam-lang-lamen-trong-xu-ly-nuoc-thai


Với bài viết này, NTSE đã đưa ra các nguyên nhân dẫn đến bể lắng đứng không đạt hiệu quả, đồng thời là phương pháp cải tạo bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải, mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn nữa khi gặp vấn đề này.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm xử lý các dự án thực tế, NTSE sẽ giúp bạn tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *