Keo tụ và tạo bông là một quá trình quan trọng trong bất kì hệ thống xử lý nước cấp hoặc nước thải nào. Keo tụ tạo bông là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm qua quá trình làm giảm điện tích Zeta trên bề mặt hạt keo trong nước. Xử lý nước bằng bể keo tụ tạo bông là một phương pháp hiệu quả có tác dụng đáng kể trong việc liên kết các hạt keo, giúp cho quá trình tạo bông keo tụ diễn ra thuận lợi hơn. Vậy bể keo tụ tạo bông là gì? Cấu tạo bể keo tụ tạo bông như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao, và được ứng dụng trong những hệ thống xử lý nước nào?
Để hiểu rõ hơn về quá trình keo tụ- tạo bông, NTS đã làm rõ trong bài viết Quá trình keo tụ và tạo bông trong xử lý nước cấp
Bể keo tụ tạo bông là gì?
Bể keo tụ tạo bông là bể xảy ra các phản ứng keo tụ – tạo bông. Bể được thiết kế phù hợp với chức năng và cơ chế hoạt động keo tụ – tạo bông.
Những hạt cặn, rắn có kích thước tương đối lớn có thể được xử lý dễ dàng bằng biện pháp cơ học. Còn đối với các loại hạt cặn có kích thước nhỏ chỉ có thể xử lý được bằng phương pháp phương pháp keo tụ – tạo bông. Chính vì vậy mà bể kẹo tụ tạo bông là không thể thiếu đối với bất cứ hệ thống xử lý nước có hàm lượng cặn lơ lửng cao.
Cấu tạo bể keo tụ tạo bông và nguyên lý hoạt động
Bể keo tụ tạo bông được cấu tạo gồm 3 bể chính sau:
Bể trộn các hóa chất keo tụ
Các công trình trộn hoặc thiết bị trộn phải có cấu tạo sao cho khả năng trộn nhanh, đều dung dịch hóa chất với nước cần xử lý, thời gian trộn 1 – 2.5 phút.
Mục đích: Trộn đều hóa chất với nước.
Phân loại:
Trộn thủy lực: Sử dụng cấu tạo của công trình để tạo ra dòng chảy rối, khi đó hóa chất được trộn đều với nước cần xử lý
Trộn cơ giới: Sử dụng thiết bị tạo dòng chảy rối trong ông trình như cánh quạt, cánh khuấy được nối với động cơ, từ đó hóa chất được trộn đều.
Một số loại bể trộn được sử dụng:
Bể trộn đứng
Trộn trong đường ống
Bể trộn vách ngăn
Bể trộn đứng kết hợp tách khí
Bể trộn cơ khí
Bể phản ứng- tạo bông
Nhiệm vụ: Tạo điều kiện và thời gian cần thiết để các phản ứng và quá trình keo tụ xảy ra.
Nước sau khi qua bể phản ứng sẽ bắt đầu hình thành các bông cặn kích thước lớn, có khả năng lắng được trong công trình lắng cả giữ lại ở trong công trình lọc.
Yêu cầu chung: Cần khống chế tốc độ, không được phá vỡ các bông cặn
Một số loại công trình phản ứng
Bể phản ứng thủy lực ( phản ứng xoáy, phản ứng zic zac, phản ứng có tầng cặn lơ lửng)
Bể phản ứng cơ khí
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ- tạo bông mà chúng ta cần chú ý đến:
- Độ pH
- Nhiệt độ
- Loại chât và nồng độ chất keo tụ và trợ keo tụ
- Tốc độ khuấy
Bể lắng
Chức năng: Làm nhiệm vụ giữ lại phần lớn lượng cặm có trong nước, bông cặn thường được giữ 90-98 % sau khi nước đi ra khỏi bể lắng, hàm lượng cặn còn lại không quá 20mg/l trước khi đi qua bể lọc.
Một số loại bể lắng:
Bể lắng đứng (Q<3.000 m3/ngđ)
Bể lắng ngang ( Q bất kì, nền đất yếu, mực nước ngầm cao)
Bể lắng ly tâm: Q > 30.000 – 50.000 m3/ngđ
Lắng trong có tầng cặn lơ lửng
Lắng lớp mỏng (lamen)
Ứng dụng bể keo tụ tạo bông
Bể keo tụ tạo bông được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt đối với các loại nước thải có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, độ màu cao hoặc có chứa hóa chất…
Một số hệ thống xử lý nước thải cần có quá trình keo tụ tạo bông:
- Nước thải dệt nhuộm
- Nước thải xi mạ
- Nước thải giặt là
- Nước thải mực in
- Nước thải thủy sản
- Nước thải nhà máy gạch men
- Nước rỉ rác
Ngoài ra, trong các hệ thống xử lý nước cấp, nước mặt, nước ngầm bể keo tụ tạo bông cũng được ứng dụng rộng rãi.
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề trong xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0888 167 247. Là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm, NTS Engineering sẽ cùng bạn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất và tiết kiệm nhất.
>> Bài viết cùng chủ đề: