Nuôi cấy vi sinh luôn là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý nước thải. Quyết định khả năng hình thành và phát triển của vi sinh vật, là mấu chốt quyết định hiệu quả xử lý nước thải đạt hay không. Hiện tại có 02 cách nuôi cấy vi sinh hiếu khí phổ biến, giúp khởi động hệ thống xử lý nước thải: một là sử dụng bùn hoạt tính, hai là sử dụng chế phẩm vi sinh.
Mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Điều này đòi hỏi cán bộ kỹ thuật vận hành phải hiểu rõ về hệ thống xử lý nước thải. Cần đánh giá được các yếu tố về chi phí và lợi ích để áp dụng phương pháp phù hợp. “Chế phẩm vi sinh” và “Bùn hoạt tính” chọn cái nào cho xử lý nước thải? Sau đây NTSE mời các bạn cùng tìm hiểu.
Vi sinh xử lý nước thải là gì?
Vi sinh xử lý nước thải là vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, động vật nguyên sinh… nhưng vi khuẩn luôn chiếm ưu thế (khoảng 90%). Vi sinh xử lý nước thải sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bằng cách chuyển hóa và tổng hợp thành tế bào mới.
1. Bùn vi sinh
Bùn vi sinh là loại vi sinh thường được sử dụng trong quá trình nuôi cấy vi sinh. Bùn vi sinh được lấy từ hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động. Bùn vi sinh có hai dạng:
- Bùn vi sinh hoạt tính dạng lỏng: Bùn được nén bằng phương pháp trọng lực, màu vàng nâu hoặc xám tùy thời gian vận chuyển, mùi hơi tanh.
- Bùn vi sinh hoạt tính dạng ép: Bùn được tách nước bằng máy ly tâm tách nước, màu vàng nâu hoặc xám đen tùy thời gian vận chuyển, mùi tanh hơi khó chịu.
Ưu điểm của Bùn vi sinh:
- Tận dụng vi sinh ở các hệ thống xử lý nước thải khác, vi sinh đã được kích hoạt sẵn.
- Chứa nhiều loại vi sinh khác nhau, phụ thuộc vào thành phần tính chất nước thải.
- Thời gian khởi động nhanh, vi sinh sẽ thích nghi và phát triển nhanh.
- Tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và chi phí để khởi động hệ thống.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm của Bùn vi sinh:
- Phải bảo quản vi sinh trong điều kiện có oxy hoặc thời gian vận chuyển ngắn.
- Tốn chi phí vận chuyển vì khối lượng bùn lớn.
- Bùn già, phát sinh các vi khuẩn dạng sợi và khó lắng đọng.
- Nếu vận hành không tốt sẽ hay phát sinh sự cố trong bể sinh học.
2. Chế phẩm vi sinh
Chế phẩm vi sinh loại vi sinh nhân tạo được tổng hợp từ các nguồn vi sinh khác nhau, chứa nhiều chủng vi sinh, do vậy vi sinh thường đậm đặc ở chế độ chờ kích hoạt. Chế phẩm có 2 dạng:
Chế phẩm vi sinh dạng lỏng:
Loại chế phẩm này có giá thành cao, thời gian nuôi cấy lâu hơn so với dạng bột nhưng chúng lại đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn hẳn.
Ưu điểm:
- Có hiệu quả xử lý nước thải lên đến 95%.
- Đảm bảo cho các hệ thống có công suất lớn được hoạt động ổn định.
- Có khả năng tăng sinh khối và tạo ra enzyme nhờ việc sử dụng các loại vi sinh cái.
- Có thể sử dụng với nhiều loại nước thải khác nhau.
- Thời gian sử dụng lâu dài mà không cần phải bổ sung thêm vi sinh.
- Vận chuyển dễ dàng có thể gửi xe hàng hoặc chuyển phát nhanh.
Nhược điểm:
- So với bùn hoạt tính thì chế phẩm vi sinh dạng lỏng có thời gian khởi động lâu hơn.
- Giá thành cao, vì vậy không đem lại hiệu quả kinh tế tốt đối với những hệ thống công suất nhỏ.
Chế phẩm vi sinh dạng bột:
Phần lớn là những loại enzyme được sản xuất rất phổ biến và thông dụng tại nước ta. Đây được xem là một loại sản phẩm thứ cấp từ các loại vi sinh vật.
Ưu điểm:
- Đem lại hiệu quả sử dụng vô cùng nhanh chóng.
- Dễ dàng sử dụng để xử lý nước thải.
- Đối với mỗi loại nước thải khác nhau sẽ có loại bột men đặc trưng để xử lý khác nhau.
- Vận chuyển dễ dàng có thể gửi xe hàng hoặc chuyển phát nhanh.
Nhược điểm:
- Yêu cầu phải được thường xuyên bổ sung men vi sinh.
- Không có khả năng về sinh khối.
- Với những hệ thống xử lý công suất lớn thì chi phí phát sinh rất cao.
“Chế phẩm vi sinh” và “Bùn hoạt tính” chọn cái nào cho xử lý nước thải?
Bùn hoạt tính hay chế phẩm vi sinh đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Việc sử dụng tùy thuộc vào các điều kiện như công suất, tình trạng vận hành, thời gian, các điều kiện địa lý, ngân sách phục vụ công tác vận hành …
-
Hệ thống xử lý nước thải xây mới, cải tạo:
Lúc này trong bể chưa có vi sinh vật để có thể xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải nên cần phải nuôi cấy. Ta có thể dùng bùn hoạt tính để nuôi cấy hệ vi sinh, khởi động hệ thống xử lý nước thải. Dùng bùn hoạt tính và một biện pháp hữu hiệu trong việc nuôi cấy mới vi sinh hệ thống xử lý nước thải về hiệu quả cao và thời gian nuôi cấy ngắn.
Nhưng trong những điều kiện bắt buộc không có được bùn hoạt tính bạn phải nuôi cấy bằng chế phẩm vi sinh.
-
Hệ thống xử lý nước thải bị sự cố:
Hệ thống đang gặp vấn đề suy giảm lẫn về số lượng và chất lượng của vi sinh trong bể. Sau khi xử lý các sự cố, lúc này chúng ta có thể tận dụng lượng bùn hoạt tính còn lại trong hệ thống và bổ sung thêm chế phẩm vi sinh để tăng cường thêm lượng vi sinh trong bể. Vì chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi sinh vật tối ưu trong môi trường, được phân lập riêng thành các sản phẩm phù hợp với từng điều kiện môi trường, mục đích sử dụng. Đa dạng chủng loại vi sinh từ kỵ khí, hiếu khí đến các chủng vi sinh vật tùy nghi.
-
Trong trường hợp khẩn cấp:
Đối với trường hợp này, cán bộ kỹ thuật vận hành có thể áp dụng kết hợp việc sử dụng bùn hoạt tính và chế phẩm vi sinh. Để vi sinh có thể nhanh chóng thích nghi với nước thải và nhanh chóng đưa hệ thống vào hoạt động.
Để biết thêm thông tin về loại bùn hoạt tính hay chế phẩm vi sinh phù hợp để nuôi cấy cho hệ thống xử lý nước thải của bạn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.