Trang chủ / Dự án / Ngành Xử lý nước / Công nghệ xử lý nước thải mía đường đảm bảo tiêu chuẩn xả thải

Công nghệ xử lý nước thải mía đường đảm bảo tiêu chuẩn xả thải

Sản xuất đường mía là một ngành công nghiệp lâu đời của nước ta. Cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, ngành công nghiệp sản xuất đường ở Việt Nam cũng phát triển mạnh. Công nghệ sản xuất mía đường gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn sản xuất đường thô và giai đoạn sản xuất đường tinh luyện.

Từ nguyên liệu ban đầu là cây mía, qua nhiều công đoạn khác nhau và rất nhiều nguyên liệu đầu vào khác thì mới ra được sản phẩm. Quá trình trên được đánh giá là phát sinh ra lượng lớn nước thải sản xuất khá lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng quy định. Vậy xử lý nước thải mía đường như thế nào để đảm bảo đúng quy định và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh?

Tính chất và thành phần ô nhiễm trong nước thải mía đường

Nước thải của ngành công nghiệp mía đường chứa nhiều hữu cơ là các hợp chất cacbon từ nguyên liệu như glucozo, saccarozo, lượng lớn N, P và các hợp chất dễ phân hủy sinh học khác. Loại nước thải này có hàm lượng BOD cao, và dao động nhiều. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật vì thế gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận.

Ngoài ra, trong nước thải nhà máy đường còn có một lượng đường khá lớn bị thất thoát, gây thiệt hại đáng kể cho nhà máy. Trong một số trường hợp, độ pH trong nước thải có thể tăng cao do có trộn lẫn Canxi Cacbonat (CaCO3) hoặc nước xả rửa cột resin.

Các nguồn phát sinh nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải từ đường mía

Trong quá trình sản xuất đường mía có nhiều nguồn phát sinh nước thải khác nhau:

  • Từ quá trình băm, ép và hoà tan
  • Từ công đoạn rửa lọc, làm mát máy móc, làm sạch thiết bị và rửa sàn nhà xưởng
  • Từ quá trình vận hành lò hơi
  • Nước thải sinh hoạt

Ảnh hưởng của nước thải mía đường đến môi trường

Vì Các chất trong nước thải mía đường dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật vì thế gây mùi hôi thối khó chịu. Khi lượng nước thải chưa được xử lý thải vào môi trường, chúng có khả năng phá vỡ khu vực sinh thái của sinh vật sống. Chất thải từ các nhà máy đường tạo thành một số chất ô nhiễm hóa học như dầu mỡ, cacbonat, bicarbonat, nitrit, photphat, chất rắn lơ lửng, các loại chất rắn hòa tan hoặc dễ bay hơi và các chất độc khác.

Những chất ô nhiễm này có thể gây ra những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, nguồn cung cấp oxy, làm thay đổi một phần hoặc hoàn toàn trong các vấn đề vật lý , hóa học và sinh lý của sinh vật.

Phương pháp xử lý nước thải mía đường

Để việc xử lý nước thải mía đường đem lại hiệu quả xử lý tốt, không gây ảnh hưởng đến môi trường, các nhà vận hành hệ thống xử lý thường kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau. Cụ thể, có 3 phương pháp xử lý chính:

Phương pháp xử lý nước thải mía đường

  • Phương pháp cơ học (hay còn gọi là phương pháp vật lý): sử dụng song chắn rác, lưới lọc rác, lắng cát, lọc cơ học, bể điều hòa, bể lắng bể lọc.
  • Phương pháp hóa lý: sử dụng quá trình keo tụ tạo bông, trung hòa, quá trình hấp thụ, trao đổi ion.
  • Phương pháp sinh học: dựa vào quá trình sinh trưởng của vi sinh vật để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Phương pháp thường được sử dụng là phương pháp hiếu khí và phương pháp kị khí.

Công nghệ xử lý nước thải mía đường

Công nghệ xử lý nước thải mía đường cơ bản gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn tiền xử lý

Nước thải mía đường sau được tập trung lại sẽ đi qua hệ thống xử lý nước thải với song chắn rác để lọc rác sơ bộ trước khi bơm sang bể điều hòa.

Nước từ bể điều hòa sẽ được cấp hệ thống sục khí để đảm bảo lưu lượng.

Ổn định các thông số ô nhiễm, kiểm tra pH trước khi cho chảy vào bể sinh học. Nếu pH không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành hiệu chỉnh pH bằng cách châm định lượng bổ sung NaOH hoặc acid.

Giai đoạn xử lý chính

Tại bể kỵ khí UASB quá trình lên men kỵ khí sẽ diễn ra nhờ các chủng vi sinh vật kỵ khí có trong bể. Hệ vi sinh trong bể sẽ xử lý một lượng lớn BOD và photpho.

Phần nước trong sau xử lý sẽ tiếp tục được bơm qua bể sinh học hiếu khí. Lượng bùn phát sinh trong quá trình này sẽ được thu gom và đưa đi xử lý. Phần nước còn lại được bơm qua bể Aerotank để tiếp tục xử lý.

Phần nước qua bể Aerotank sẽ tự động chảy sang bể lắng và được lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn chất rắn lơ lửng còn tồn tại trong nước. 

Giai đoạn khử trùng và xả thải hệ thống xử lý

 Trước khi xả thải ra môi trường, nước thải phải được khử trùng bằng clorin. Nước sau xử lý đạt loại A theo Quy chuẩn 40 / 2011 của Bộ Tài nguyên Môi Trường.

Để được tư vấn cụ thể hơn về xử lý nước thải mía đường, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

Chia sẻ ngay:

Chia sẻ zalo
bannerbanner

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Bài viết liên quan

Tới trang tin tức

Không có bài viết phù hợp

call for calltact
call for calltact