Kiểm soát chỉ số SV30 trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

SV30-trong-be-sinh-hoc-sau-khi-lang-30-phut

Kiểm tra SV30 là một bài kiểm tra tốc độ lắng của bùn. Hỗn hợp nước thải và bùn ở bể sinh học sẽ được lấy và rót vào dụng cụ chuyên dụng với thể tích là 1 lít, sau đó để lắng trong 30 phút. Sau quá trình lắng, kỹ thuật vận hành sẽ biết được chỉ số SV30 của bể sinh học là bao nhiêu. Việc này giúp kỹ thuật vận hành kiểm tra khả năng kết bông của bùn vi sinh. Ngoài ra việc kiểm tra còn cho biết tình trạng của bùn vi sinh, khi bùn lắng quá nhanh tức là bùn già nhanh chống lắng xuống đáy nhưng sẽ làm đục nước và để lại các cặn li ti và ngược lại bùn non sẽ lắng chậm. 

do-sv30-3

1. Kiểm soát khi chỉ số SV30 thấp

Một số nguyên nhân làm giảm chỉ số SV30

  • Bơm tuần hoàn bùn gặp sự cố
  • Chế độ xả bùn dư không hợp lý làm giảm chỉ số SV30
  • Bùn nổi ở bể lắng bị cuốn theo dòng chảy khi không xử lý kịp sự cố
  • Mất cân bằng dinh dưỡng C:N:P
  • Thiếu hụt oxy trong bể hiếu khí

do-sv30-2

Xem thêm: Những sự cố thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải

Cách khắc phục

– Bơm tuần hoàn bùn gặp sự cố

  • Kiểm tra các thiết bị điều khiển cho bơm trong tủ điện: CB, role, khởi động từ, domino…
  • Kiểm tra bơm tuần hoàn bùn: kiểm tra – vệ sinh buồng bơm, cánh bơm, trục quay, van một chiều (nếu có).
  • Kiểm tra các mối đấu nối dây điện ngoài bể.

– Chế độ xả bùn dư không hợp lý 

  • Kiểm tra lại chế độ hoạt động của bơm xả bùn dư
  • Kiểm tra van xả bùn
  • Điều chỉnh lại thời gian xả bùn dư cho hợp lý.

– Bùn nổi ở bể lắng: Hiện tượng bùn nổi ở bể lắng do nhiều nguyên nhân gây nên, tham khảo cách khắc phục ở “Hiện tượng bùn nổi ở bể lắng”.

– Mất cân bằng dinh dưỡng

  • Kiểm tra nồng độ các chất ô nhiễm đầu vào để xác định tỷ lệ C:N:P
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng cần thiết.
Mat-ri-dung-trong-xlnt
Châm mật rỉ đường là một cách bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh.

– Thiếu hụt oxy trong bể hiếu khí

  • Kiểm tra chỉ số DO trong bể hiếu khí.
  • Tăng sục khí hoặc giảm tải đầu vào. DO cần duy trì ở mức 2 – 3 mg/L.

2. Kiểm soát khi chỉ số SV30 cao

Một số nguyên nhân làm chỉ số SV30 tăng cao

  • Cặn lơ lửng trong nước thải đầu vào cao
  • Bơm xả bùn dư gặp sự cố
  • Chế độ xả bùn dư không hợp lý làm tăng chỉ số SV30
  • Sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi trong hệ thống

do-sv30-1

Cách khắc phục

– Cặn lơ lửng trong nước thải đầu vào cao

  • Kiểm tra hàm lượng cặn trong nước thải đầu vào
  • Kiểm tra hoạt động của bể tách mỡ, bể phốt để khắc phục sự cố
  • Tiến hành để cặn lắng ở bể điều hòa và hút bỏ.

– Bơm xả bùn dư gặp sự cố: cách khắc phục tương tự sự cố bơm tuần hoàn bùn

– Chế độ xả bùn dư không hợp lý: cách xử lý – kiểm tra như khi chỉ số SV30 thấp 

– Sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi trong hệ thống: Cách khắc phục tham khảo bài viết “Hiện tượng bùn nổi ở bể lắng”.

Hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

—-/—–

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

One thought on “Kiểm soát chỉ số SV30 trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

  1. Pingback: MỘT SỐ SỰ CỐ VI SINH THƯỜNG GẶP Ở BỂ HIẾU KHÍ -

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *