Lựa chọn phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia đạt chuẩn

xử lý nước thải nhà máy bia

Nhu cầu xử lý nước thải nhà máy bia tại Việt Nam ngày càng lớn khi rất nhiều những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bia xuất hiện trên thị trường. Lượng nước thải nhà máy bia ngày càng lớn và nếu không được xử lý đúng cách sẽ có nồng độ COD, BOD, SS rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vậy, làm sao để có thể lựa chọn phương pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian vận hành nhanh chóng? Cùng NTSE tìm hiểu và khám phá trong bài viết này nhé!

Nguồn gốc phát sinh nước thải nhà máy bia

Nước thải nhà máy bia thường phát sinh từ nhiều nguồn ở nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất bia. Cụ thể như sau:

xử lý nước thải nhà máy bia

  • Công đoạn nấu đường – hóa: Nước thải ở công đoạn này chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà, bồn lên men,…có chứa nhiều cặn bã, tinh bột, nấm men và các hợp chất hữu cơ.
  • Công đoạn chiết, rót bia sang chai đựng: Nước thải phát sinh từ dịch bia rơi rớt.
  • Công đoạn vệ sinh chai đựng: Nước thải phát sinh từ giai đoạn này thường có độ pH cao do phải rửa chai qua nhiều bước như qua nước nóng, rửa với dung dịch kiềm loãng, rửa sạch bẩn và nhãn chai bên ngoài, tiếp tới là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai để đảm bảo vệ sinh.
  • Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ quá trình làm nguội các thiết bị giải nhiệt và những hoạt động vệ sinh của công nhân trong nhà máy.

Thành phần và tính chất của nước thải

xử lý nước thải nhà máy bia

  • Trong nước thải nhà máy bia có chứa những thành phần ô nhiễm hữu cơ với nồng độ cao, bao gồm các chất hữu cơ protein và carbonates, nấm men tự hủy và các vi sinh vật gây bệnh.
  • Nồng độ COD: 1300-3000mg/l, BOD: 1100-1500 mg/l, TSS:200-300mg/l, độ pH từ 5-11.
  • Nước thải thường nhiễm bẩn hữu cơ ở nồng độ cao, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây hại.
  • Nước thải bia phát sinh từ quá trình làm nguội thường có nhiệt độ cao và chứa một lượng dầu mỡ nhất định.
  • Nước thải thường có màu xám đen và gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự phân huỷ của các chất hữu cơ diễn ra rất nhanh. 
  • Các hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất bia như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3… kết hợp với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách.

Tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia chất lượng

Sau khi nắm được nguồn phát sinh và tính chất của nước thải nhà máy bia thì chúng ta cần lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý phù hợp, hiệu quả nhất. Khi lựa chọn phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia, bạn cần quan tâm đến những tiêu chí sau đây:

  • Lưu lượng và thành phần ô nhiễm có trong nước thải cần xử lý.
  • Diện tích mặt bằng có thể xây dựng hệ thống, đặt hệ thống âm dưới đất hay xây nổi lên trên.
  • Kinh phí dự tính đầu tư ban đầu.
  • Vật liệu và các thiết bị cần thiết để vận hành hệ thống.
  • Khả năng xử lý của hệ thống nếu mở rộng quy mô sản xuất và lưu lượng nước thải phát sinh nhiều hơn.
  • Chi phí vận hành hệ thống sau khi hoàn thành.

Do tính chất nước thải nhà máy bia là chứa hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm với nồng độ cao, có khả năng phân hủy nhanh, tỷ lệ giữa BOD và COD trong khoảng 0,5 – 0,7 nên rất thích hợp sử dụng phương pháp xử lý nước thải sinh học bằng cách sử dụng vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu có có trong nước thải. 

Bên cạnh đó, cần kết hợp phương pháp xử lý nước thải sinh học hiếu khí, yếm khí và kỵ khí thì mới có thể cho ra được nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây cũng là phương pháp xử lý nước thải đang được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất bia nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung mang đến hiệu quả tốt và ổn định.

>>> Xem thêm: Các phương pháp xử lý nước thải cao su kết hợp đạt chuẩn

Các vấn đề thường gặp phải khi xử lý nước thải nhà máy bia

Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia thực sự không hề đơn giản và người bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như sau:

xử lý nước thải nhà máy bia

  • Bùn nổi hoặc không lắng được.
  • Vi sinh vật hoạt động không ổn định, thường xuyên bị chết hoặc phải cấy lại.
  • Thiết kế hệ thống không đạt chuẩn, thể tích từng bề xử lý không tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển và hoạt động mạnh mẽ.
  • Phát sinh nhiều mùi gây khó chịu.
  • Khó việc vận hành, quan sát và kiểm tra chất lượng xử lý của hệ thống.

Hiện nay, hầu hết các nhà máy bia đều có hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà máy nào cũng đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn. Nếu còn thắc mắc gì về quy trình xử lý nước thải thì liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn chi tiết nhé!

>>> Xem ngay: Dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ A – Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *