Trang chủ / Dự án / Ngành Xử lý nước / Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ

Dầu mỡ phát sinh trong nguồn nước thải là một vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là nước thải sinh hoạt có nhà ăn. Việc quản lý dầu mỡ không tốt dẫn tới tắc nghẽn đường ống thoát bên trong công trình và làm ảnh hưởng chung tới thủy lực đường ống của hệ thống ngoài nhà. Nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn đường ống cống. Đặc biệt với những công trình có hệ thống xử lý nước thải cục bộ thì việc để dầu mỡ chảy vào hệ thống nước thải sẽ làm phát sinh vô số vấn đề về vận hành và hiệu quả hoạt động của hệ thống.

1/ Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ

Lượng dầu mỡ trong nước thải luôn rất lớn,  Đối tượng sử dụng chủ yếu là nhà ở dân dụng, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại. Đặc biệt là các cửa hàng thức ăn nhanh, quán ăn, quán nhậu, bếp ăn công nghiệp…Vì thế, cần thiết lập bể tách để lọc dầu mỡ với nước.  

Tùy thuộc vào công năng của công trình, mà bố trí hệ thống tách mỡ khác nhau, nhưng để giảm tải lượng mỡ và rác cho các bể tách mỡ tập trung, chúng ta có thể bố trí các bể tách mỡ nhỏ ở không gian bếp, vị trí phát sinh dầu mỡ đầu tiên.

 

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ khá đơn giản. Khối lượng riêng của dầu mỡ sẽ nhỏ hơn nước, vì thế dầu mỡ sẽ nổi lên trên. Cách làm ở đây chính là làm thế nào cho nước thải qua một bên và dầu mỡ, tạp chất được lọc qua một bên để đem đi xử lý.

Bể tách dầu mỡ thông dụng thường chia thành 3 ngăn.

– Ngăn thứ 1: Lọc rác và mỡ có kích thước lớn

Tại đây, rác thải và dầu mỡ có kích thước lớn được giữ lại giỏ lọc. Ngăn thứ 1 ngoài chức năng thu rác, còn có chức năng điều hòa dòng chảy, tránh gây tắc nghẽn đường ống.

– Ngăn thứ 2: Bẫy mỡ

Thực hiện chức năng tách dầu mỡ. Do lưu lượng đã được ổn định nhờ ngăn thứ nhất. Ngăn thứ 2 này được thiết kế để hạn chế sự xáo trộn của dòng nước, qua đó mỡ nổi lên bề mặt của ngăn, nước thải còn lại tiếp tục chảy qua ngăn tiếp theo. Mỡ nổi lên được vớt ra ngoài tại ngăn này. Tại đây thường được thiết kế vách để hướng dòng tách mỡ và nước thành 2 phần riêng biệt.

– Ngăn thứ 3: Ngăn thu mỡ thừa

Đây là ngăn trung chuyển. Nước từ ngăn này được đấu nối ra đường ống thoát nước chung với nguồn nước thải thông thường khác.

Thực tế các hãng sản xuất hay cơ sở gia công có thể có cấu tạo riêng cho ngăn thứ 3 này.

Chỉ với vài bước cơ bản tự động với 3 ngăn trong bể tách sẽ giúp dầu mỡ được loại bỏ khỏi nước thải.

2. Phân loại bể tách dầu mỡ trong công trình

Theo quy mô/ công suất nước thải tiếp nhận

Thông thường bể tách dầu mỡ được tách làm 2 loại. Loại nhỏ đặt dưới các chậu rửa và loại tập trung đặt dưới các tòa nhà lớn có bếp ăn hay nhà hàng bên trong.

Ví dụ trong 1 tòa nhà văn phòng hiện đại sẽ có luôn bếp ăn và nhà ăn bên trong công trình đó. Lúc này cần có 2 loại bể tách mỡ trong hạng mục công trình. 

Bể tách mỡ cục bộ: Đặt riêng dưới các bồn rửa của nhà ăn. Ví dụ nhà ăn có 5 bồn rửa. Lý tưởng nhất là mỗi chậu rửa 1 bể tách mỡ, thực tế khi bố trí mặt bằng, nếu gọn và đảm bảo độ dốc thoát nước từ chậu rửa về bể tách mỡ thì người ta có thể gom các chậu rửa thoát dung vào 1 bể tách mỡ. Cách gom lại cần có người thiết kế có kinh nghiệm để tư vấn, làm không kỹ sẽ giảm hiệu quả tách mỡ và gây phiền hà lúc vận hành. Vì nó nhỏ để đặt vừa đủ trong không gian dưới kệ bếp nên người ta gọi là thiết bị tách mỡ, nghe cho hợp tai.

Bể tách mỡ tập trung: Nước sau nhà ăn sau khi qua thiết bị tách mỡ này sẽ được chảy vào 1 Bể tách mỡ tập trung. Bể này thường đặt dưới trẹt, chỗ thuận tiện để vận hành, thao tác khi hút mỡ. Thường là các vị trí khuất, gần trục đứng thoát nước xuống để giảm chiều dài ống – hạn chế tắc nghẽn, đóng mỡ trên đường ống. Khi này bể tách mỡ được xây có kích thước lớn, thường đặt ngầm để tiết kiệm không gian và dễ vận hành hút mỡ định kỹ.

Như vậy muốn tách được mỡ bài bản trong 1 công trình bạn cần phải 1 thiết bị tách mỡ và 1 bể tách mỡ. Nước sau khi đi qua hệ thống này sẽ được chảy về hệ thống xử lý nước thải khu vực.

Phân loại theo công năng giải pháp kỹ thuật

Ngoài việc phân loại theo vật liệu liệu làm như Inox, composite, nhựa PVC hay các bể ngầm là composite, bê tông cốt thép hay xây gạch. Bể còn được phân loại theo chức năng vận hành.

Như chúng ta biết, mỡ sau khi tách phải được với đi định kỳ. Với những bể tách mỡ nhỏ đặt dưới các bồn rửa thì cần vệ sinh lấy rác và vớt mỡ hàng ngày. Với các bể tách mỡ tập trung của mỗi công trình thì tùy theo thông số thiết kế ban đầu mà thời gian hút mỡ có thể từ 1-4 tuần/ lần.
Với các thiết bị tách mỡ đặt nổi thì thị trường có những loại có cơ chế vớt mỡ tự động dựa trên cơ chế thủy lực. Việc có thêm tiện ích tự động này giúp giảm nhân công.

Trên đây là tổng quan về nguyên lý và ứng dụng của bể tách mỡ trong công trình nói chung có nhà ăn hay nhà bếp có phát sinh dầu mỡ. Thực tế từng ngành trong nước thải có tính chất phát sinh mỡ khác nhau và bể tách mỡ có những tùy chỉnh cho phù hợp.

Để việc thiết kế, lựa chọn bể tách dầu mỡ phù hợp với quy mô cũng như mang đến hiệu quả tối đa cho quá trình sử dụng, bạn có thể liên hệ tới NTS Engineering, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư và chuyên gia tư vấn về cấp thoát nước và xử lý nước. Với kinh nghiệm chuyên môn và tâm huyết, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo hệ thống bể tách dầu mỡ mang lại nhiều lợi ích như:

– Tiết kiệm chi phí tối đa

– Hệ thống lắp đặt đơn giản, diện tích nhỏ nhưng công suất cao.

– Tự vận hành và sử dụng đơn giản các thiết bị.

– Có độ bền cao cùng nhiều ưu điểm nổi bật khác.

Chia sẻ ngay:

Chia sẻ zalo
bannerbanner

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Bài viết liên quan

Tới trang tin tức

Không có bài viết phù hợp

call for calltact
call for calltact