Trang chủ / Dự án / Ngành Xử lý nước / Nitơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nhân và cách khắc phục

Nitơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nhân và cách khắc phục

Nồng độ cao hay thấp của amoni và nitrat trong nước thải là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng nitơ có trong nước thải. Nitơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nhân và cách khắc phục là vấn đề mà nhiều kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải quan tâm hàng đầu. Bởi đây là một trong các chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải. Muốn chỉ tiêu nitơ tổng đạt quy định xả thải thì kỹ thuật vận hành phải đảm bảo quá trình xử lý amoni (NH4+) và nitrat (NO3) trong hệ thống diễn ra hiệu quả. 

Để xử lý amoni bằng phương pháp sinh học chúng ta cần hai quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Quá trình nitrat hóa cần oxy để chuyển amoni thành nitrat diễn ra ở bể sinh học hiếu khí và để xử lý nitrat chúng ta cần quá trình khử nitrat chuyển đổi nitrat thành khí N2 thải vào môi trường, quá trình này diễn ra ở bể sinh học thiếu khí.

Công việc vận hành hệ thống xử lý nước thải là một tập hợp những công việc phức tạp để kiểm soát các thông số qua đó hệ thống được vận hành ổn định. Vì vậy, trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải không ít lần kỹ thuật vận hành gặp phải tình trạng Amoni và Nitrat trong nước thải vượt tiêu chuẩn. Sau đây mọi người hãy cùng NTSE tìm hiểu một số nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trên.

1. Chỉ tiêu Amoni – nguyên nhân Nitơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn

– Quá trình sục khí xáo trộn kém, nồng độ DO trong bể hiếu khí thấp (DO < 2 mg/l). Mời các bạn tham khảo bài viết “Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí” để biện pháp xử lý thích hợp.

– pH và độ kiềm không phù hợp

Quá trình nitrat hóa là một quá trình phụ thuộc rất nhiều vào pH. Vi khuẩn nitrat hóa hoạt động khá tốt trong phạm vi 6,0 – 9,0. Ngoài yêu cầu về độ pH, quá trình Nitrat hóa đòi hỏi phải chú ý đến độ kiềm. Mỗi mg/l amoniac bị oxy hóa (chuyển thành nitrat) cần 7,15 mg/l độ kiềm. Thông thường, các hệ thống được kiểm soát đến độ kiềm từ 100 – 200 mg/l CaCO3

xac-dinh-nong-do-amoni-trong-nuoc-thai

– Chủng vi khuẩn Nitrat hóa ít, hoạt động kém hoặc không có 

  • Kiểm tra tối ưu các thông số vận hành như DO, pH, tỷ lệ sinh dưỡng, lưu lượng nước thải…
  • Bổ sung thêm bùn hoạt tính / chế phẩm vi sinh xử lý amoni vào bể hiếu sinh học khí.

– Lưu lượng nước thải cấp vào bể sinh học tăng đột xuất: việc phát sinh lưu lượng tức thời lớn có thể do quá trình vệ sinh tòa nhà / công trình, súc rửa các hồ chứa nước, vệ sinh nhà bếp / khu vực ăn uống… Kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải cần tiến hành khảo sát lại lưu lượng để cân chỉnh lại phù hợp và có thể bổ sung thêm nguồn cacbon cho vi sinh khi lượng cacbon trong nước thải không đủ.
– Nồng độ amoni trong nước thải có sự biến động

  • Kỹ thuật vận hành cần tiến hành kiểm tra thông số amoni đầu vào của hệ thống. 
  • Điều chỉnh lưu lượng nước thải cấp vào bể sinh học.
  • Tiến hành điều chỉnh tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp với lượng amoni có trong nước thải.

– Nước thải chứa chất gây ức chế sự phát triển 

  • Xác định và cô lập xử lý nguồn thải ra các chất độc ảnh hưởng đến hệ vi sinh. Chất ức chế có thể phát sinh trong quá trình vệ sinh tòa nhà, súc rửa bể chứa nước, nhà bếp…
  • Tiến hành bơm nước, điều chỉnh lưu lượng pha loãng nồng độ các chất độc có trong hệ thống
  • Bổ sung thêm bùn vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh cho hệ thống

2. Chỉ tiêu Nitrat – nguyên nhân Nitơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn

– Máy khuấy trộn chìm hoạt động không hiệu quả, không khuấy trộn hoàn toàn thể tích bể: Kiểm tra lại cách lắp đặt máy khuấy có đúng kỹ thuật, đáp ứng khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Máy khuấy trộn chìm không đủ công suất: cần tiến hành thay máy khuấy trộn chìm mới phù hợp với thể tích bể.

xac-dinh-nong-do-nitrat-trong-nuoc-thai

– Lưu lượng nước tuần hoàn và bùn tuần hoàn về bể Anoxic nhiều làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong bể Anoxic. Kỹ thuật vận hành cần tính toán để điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn phù hợp với hệ thống.

– Nồng độ DO trong bể thiếu khí cao: Ở bể thiếu khí nồng độ oxy hòa tan nên duy tùy ở mức dưới 0,5 mg/l. Điểm hoạt động lý tưởng khoảng 0,2 – 0,5 mg/l. Việc nồng độ oxy hòa tan tăng sẽ gây ức chế hoạt động của vi sinh vật khử nitrat làm giảm hiệu quả xử lý.

– Thiếu thức ăn cung cấp cho vi sinh vật khử nitrat: Kỹ thuật vận hành cần tiến hành kiểm tra tỷ lệ dinh dưỡng của nguồn nước thải đầu vào để có những điều chỉnh cung cấp bổ sung thêm dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển.

– Nước thải chứa chất gây ức chế sự phát triển: Kỹ thuật vận hành cần xác định và cô lập xử lý nguồn thải ra các chất độc ảnh hưởng đến hệ vi sinh. Tiến hành bơm nước, điều chỉnh lưu lượng để pha loãng nồng độ các chất độc có trong hệ thống. Bổ sung thêm bùn vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh cho hệ thống. 

Hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề ở hệ xử lý sinh học, Nitơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nhân và cách khắc phục hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

Xem thêm

5 mẹo quan sát biết ngay chất lượng nước sau xử lý

7 đơn vị phân tích nước thải uy tín tại TP.HCM

8 thiết bị phải có khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: https://ntse.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/www.ntse.vn/

Chia sẻ ngay:

Chia sẻ zalo
bannerbanner

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Bài viết liên quan

Tới trang tin tức

Không có bài viết phù hợp

call for calltact
call for calltact