Phương pháp xử lý nước thải phòng khám phù hợp nhất hiện nay?

xử lý nước thải phòng khám

Có bao nhiêu phương pháp xử lý nước thải phòng khám được sử dụng hiện nay, phương pháp nào tốt nhất và phù hợp với tính chất, quy mô của phòng khám là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng NTSE tìm hiểu và khám phá cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Vì sao phải tiến hành xử lý nước thải phòng khám?

Mỗi năm, các phòng khám đa khoa mọc lên liên tục phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của rất nhiều người dân. Các hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám sẽ phát sinh một lượng nước thải khá lớn cần được xử lý nhằm giảm mức độ ô nhiễm trước khi thải trở lại vào môi trường.

Nước thải phòng khám chứa các chất hữu cơ ô nhiễm, vi trùng gây bệnh từ máu và dịch tiết ra từ cơ thể con người, nước thải sinh ra từ hoạt động giặt giũ chăn mền, quần áo, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, vệ sinh và lau chùi các phòng bệnh,…

Các phòng khám đa khoa thường có quy mô nhỏ hơn nên lưu lượng nước thải và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng thấp hơn so với bệnh viện lớn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà lơ là và thiếu cảnh giác, mỗi cơ sở phòng khám cần trang bị hệ thống xử lý nước thải phòng khám nhằm bảo vệ môi trường nước, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Tính chất của nước thải phòng khám

Nước thải phòng khám sở hữu những tính chất chung của nước thải y tế, tuy nhiên vẫn có những đặc trưng rất riêng, cụ thể như sau:

xử lý nước thải phòng khám

  • Lượng nước thải ít hơn so với bệnh viện, trung bình dao động từ 500 lít đến 10 khối nước thải mỗi ngày, phục thuộc vào quy mô, số lượng khám bệnh trong ngày.
  • Thời gian xả thải không đều, có ngày cao vượt trội nhưng vẫn có những ngày thấp tùy thuộc nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong ngày.
  • Nước thải chứa chủ yếu chứa chất hữu cơ và các vi sinh vật gây bệnh, không có quá nhiều chất độc hại như bệnh viện lớn.
  • Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, mức độ ô nhiễm trung bình.
  • Hệ thống xử lý nước thải phòng khám cần nhỏ gọn, âm đất càng tốt bởi diện tích phòng khám thường là nhỏ.
  • Không có nhân viên vận hành 24/7 nên cần hệ thống xử lý nước thải tự động.

6 phương pháp xử lý nước thải phòng khám phổ biến nhất hiện nay

1/ Xử lý theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Ưu điểm:

  • Xử lý tương đối hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm vừa phải của phòng khám.
  • Kết cấu đơn giản, lắp đặt nhanh chóng, chi phí đầu tư thấp.
  • Có thể không cần cấp khí cưỡng bức.
  • Vận hành và bảo dưỡng đơn giản.
  • Tiết kiệm điện năng, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
  • Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.
  • Không gây tiếng ồn.

Nhược điểm:

  • Không xử lý triệt để nước thải có mức độ ô nhiễm chất hữu cơ và nitơ cao.
  • Cần có bể điều hòa, bể lắng thứ cấp, thiết bị cồng kềnh.
  • Cần có trạm bơm nước thải sau bể lắng 1.
  • Có thể gây mùi nếu vận hành không đúng.

2/ Xử lý bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

xử lý nước thải phòng khám

Ưu điểm:

  • Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao.
  • Kết cấu thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu thấp.
  • Hệ thống tự động, không tốn nhiều nhân công vận hành.

Nhược điểm:

  • Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng, giảm hiệu quả xử lý nước thải phòng khám.
  • Tiêu thụ nhiều điện năng để cung cấp khí cưỡng bức.
  • Chi phí vận hành cao.
  • Có thể phát sinh tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu vận hành không đúng cách.
  • Đòi hỏi nhân viên vận hành phải có kỹ thuật và tay nghề.

3/ Xử lý theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí

Ưu điểm:

  • Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao. 
  • Hiệu suất xử lý tương đối ổn định.
  • Vận hành đơn giản và ổn định hơn công nghệ bùn hoạt tính.
  • Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.

Nhược điểm:

  • Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hành không đúng;
  • Vỏ bằng kim loại không thích ứng kịp với điều kiện thời tiết thay đổi.

4/ Xử lý theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anaerobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)

Ưu điểm:

  • Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao.
  • Thi công lắp ráp nhanh chóng, kết cấu gọn nhẹ, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có.
  • Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp.
  • Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi và di chuyển dễ dàng.
  • Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt chìm và kín.

Nhược điểm:

Đối với hệ thống có sử dụng màng lọc:

  • Phải bảo dưỡng màng lọc thường xuyên, chi phí thay thế màng lọc cao.
  • Đòi hỏi nhân viên vận hành hệ thống phải có trình độ, kỹ thuật nhất định.

Đối với hệ thống không sử dụng màng lọc: khử trùng bằng hóa chất hoặc phương pháp khác sẽ làm tốn chi phí đầu tư ban đầu.

5/ Xử lý bằng hồ sinh học ổn định

xử lý nước thải phòng khám

Ưu điểm:

  • Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm thấp và trung bình.
  • Chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì thấp.
  • Vận hành và bảo trì dễ dàng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm cao.
  • Chiếm nhiều diện tích đất.

6/ Xử lý bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí

Ưu điểm:

  • Xử lý hiệu quả nước thải ở mức độ thấp và trung bình.
  • Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng không cao.
  • Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hóa lý tốt nếu tăng cường dung tích bể yếm khí.
  • Không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao.
  • Tạo cảnh quan thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm:

  • Phải đầu tư bể yếm khí lớn nếu nước thải hàm lượng ô nhiễm cao.
  • Chiếm nhiều diện tích đất sử dụng.
  • Hiệu quả khử trùng không đảm bảo nếu thời gian lưu ngắn (dưới 07 ngày).

Hy vọng với những kiến thức hữu ích về xử lý nước thải phòng khám mà bài viết này cung cấp sẽ giúp chủ phòng khám có thể lựa chọn được một hệ thống xử lý nước thải chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm nhất. NTSE tự hào là một trong những đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp và tốt nhất với hiệu suất xử lý cao, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm diện tích, thẩm mỹ, ổn định, dễ vận hành và bảo trì. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

>>> Xem ngay: dịch vụ xử lý nước thải trọn gói, tối ưu chi phí đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *