Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc mang lại hiệu quả, tiết kiệm

xử lý nước thải giết mổ gia súc

Xử lý nước thải giết mổ gia súc là một trong những quy trình không kém phần quan trọng bảo vệ môi trường và cân bằng sức khỏe con người ở khu vực có giết mổ.

xử lý nước thải giết mổ gia súc

1/ Nước thải giết mổ gia súc gây ô nhiễm môi trường

Theo Cục Thú y, hiện nay tại 63 tỉnh thành phố trên cả nước tồn tại các loại hình giết mổ gia súc như giết mổ tập trung công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công và giết mổ nhỏ lẻ. Khi ngành giết mổ gia súc ngày càng phát triển, việc xử lý nước thải cần được chú trọng và thực hiện đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường.

Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước. Vì thế, lượng nước thải của ngành này tương đối lớn. Trong lượng nước thải có chứa hàm lượng SS, BOD, COD và chất béo cao. Ngoài ra còn có protein và các chất dinh dưỡng dễ phân hủy sinh học. 

xử lý nước thải giết mổ gia súc

Nước thải, chất thải ở các khu vực giết mổ chui thường xả thẳng vào môi trường như ao, hồ, sông, suối…. gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân xung quanh. Lượng chất thải này có thể gây ra nhiều dịch bệnh, ký sinh trùng bám vào sản phẩm giết mổ, gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Vì thế, những lò giết mổ hay những doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm thịt gia súc cần có một quy trình xử lý nước thải đúng cách, phù hợp với quy mô để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người.

>>> Xem thêm: Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo tiết kiệm, hiệu quả lâu dài

2/ Phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc

Có 3 phương pháp cơ bản trong xử lý nước thải giết mổ gia súc.

xử lý nước thải giết mổ gia súc

– Phương pháp vật lý: Nước thải ở dạng nguyên sơ thường chứa các dạng chất rắn khó hòa tan, tồn tại dạng lơ lửng trong nước. Vì thế, việc tạo các song chắn rác và lưới lọc được sử dụng để lọc bớt các hợp chất dư thừa dưới tác dụng của trọng lực hay lực ly tâm.

– Phương pháp xử lý sinh học: Các vi sinh vật có trong nước thải xử lý các hợp chất hữu cơ và vô cơ bằng kỵ khí và hiếu khí.

– Phương pháp xử lý hóa học và hóa ly.

3/ Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

Xử lý nước thải giết mổ gia súc cần có một quy trình khoa học và phù hợp để tránh tình trạng tắc nghẽn. Cần có bể tiếp nhận bằng lưới hoặc song chắn rác để nước thải đi qua hố và thu vào bể điều hòa.

xử lý nước thải giết mổ gia súc

Bể điều hòa:

Bể có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ trong nước thải. Khí tiếp tục được cung cấp từ máy thổi khí với nồng độ thích hợp. Khí nhanh chóng xáo trộn khiến chất rắn hoạt động liên tục tránh bốc mùi hôi thối.

Bể tuyển nổi

Nước thải giết mổ gia súc gia cầm tiếp tục đi qua bể tuyển nổi nhằm xử lý các chất béo trong  các chất cặn lơ lửng từ nguồn khí sục đi lên. Quá trình sục khí được thực hiện nhanh chóng, liên tục giúp chất rắn tránh lắng đọng dưới đáy bể.

Bể thiếu khí

Tiếp nhận nước thải để thực hiện giai đoạn kỵ khí. Quá trình kỵ khí diễn ra theo 4 nước chính.

Bước 1:  Thủy phân, cắt mạch hợp chất cao phân tử.

Bước 2: Axit hóa, hình thành axit axetic, H2 và CO2 cùng các ancol đơn giản. Vi sinh vật làm nhiệm vụ phân giải metan có khả năng phân hủy một số loại chất nhất định.

Bước 3: Acetate hóa. Các sản phẩm từ quá trình axit hóa được vi khuẩn acetic chuyển hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.

Bước 4: Methane hóa.

Bể hiếu khí

Xử lý nước thải giết mổ gia súc diễn ra hiện tượng thiếu khí tại bể Anoxic kết hợp đồng thời cùng bể Aerotank để khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Vì sử dụng bùn hoạt tính cùng quá trình hiếu khí và thiếu khí giúp tiết kiệm CO2 vừa đủ để khử BOD, lượng CO2 được dùng ngược lại để khử NO3, đồng thời giúp tiết kiệm được ½ lượng oxy dùng để khử NH4+.

Quá trình này giúp vi sinh vật có môi trường tốt để sinh trưởng và phát triển.

Bể lắng

Nước thải tiếp tục tràn qua bể lắng để lắng bùn và các chất cặn bã. Nước di chuyển từ ống trung tâm xuống dưới và ngược lại giúp dễ dàng chảy qua bể khử trùng. Phần bùn dưới đáy được chuyển sang bể thiếu khí và hiếu khí giúp duy trì nồng độ, phần bùn cặn còn lại di chuyển đến bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Nhờ máy bơm định lượng, nước javen được bơm vào nước thải. Thành phần nước javen có chất oxy hóa mạnh nên dễ loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật độc hại giúp nguồn nước đạt tiêu chuẩn nhất định. Nước qua bồn lọc áp lực nhằm đảm bảo độ trong của nước và loại bỏ nhanh chóng các chất còn sót lại mà bể lắng chưa lọc hết. Nước sau khi xử lý đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

Với các doanh nghiệp hay cơ sở giết mổ quy mô lớn có thể tìm đến sự tư vấn nhiệt tình của các chuyên gia NTS Engineering. Các kỹ thuật viên, chuyên gia nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dàng đánh giá được quy mô của cơ sở để dễ dàng đưa ra định hướng, quy trình giúp việc xử lý nước thải giết mổ gia súc được nhanh chóng và hiệu quả.

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *