QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

quy-trinh-van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-0

Thiết kế, thi công, lắp đặt và hoàn thiện một hệ thống xử lý nước thải là tiền nền chuẩn bị cho công tác đưa hệ thống đi vào hoạt động. Nhưng để việc đi vào hoạt động này đạt hiệu quả cao, yêu cầu ở người vận hành cần có kỹ năng về chuyên môn và hiểu rõ nguyên lý trong xử lý nước thải và linh hoạt xử lý vấn đề. Nhưng về cơ bản, người vận hành cần phải năm rõ cơ bản quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như sau:

Chuẩn bị hóa chất 

Hóa chất sử dụng trong xử lý nước thải bao gồm: Hóa chất khử trùng, hóa chất điều chỉnh pH.

Hóa chất khử trùng nước thải có tính chất oxi hóa mạnh. Trong thực tế, người ta thường sử dụng Clo hoặc các chất tẩy trắng là hợp chất của Clo như NaOCl, HOCl,…

Hóa chất điều chỉnh pH thường dùng là soda.

Vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải

Vận hành hệ thống không tải

Vận hành hệ thống không tải nhằm mục đích kiểm tra toàn bộ hệ thống trước khi chính thức đi vào hoạt động. Cũng là khâu quan trọng trong công tác khởi động hệ thống.

Bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra tủ điện điều khiển

Có 2 chế độ hoạt động của tủ điện điều khiển: thủ công và tự động. Ứng với mỗi chế độ cần có mỗi thao tác điều khiển khác nhau. 

  • Kiểm tra hệ thống đường ống và thiết bị điện

Hệ thống đường ống phải được kiểm tra thường xuyên về mức độ rò rỉ ngay cả khi đi vào hoạt động ổn định. Khi phát hiện rò rỉ cần ngừng ngay hoạt động của thiết bị để khắc phục sửa chữa.

Đối với hệ thống phân phối khí bể hiếu khí, khi bơm nước vào bể khoảng 40cm, cần bật cho máy thổi khí hoạt động và kiểm tra mức độ sục khí cửa các đầu phân phối và sự ổn định vị trí lắp đặt của chúng. 

Đối với các thiết bị máy móc khác như bơm, máy thổi khí,… phải cho hoạt động kéo dài và đo kiểm tra dòng điện làm việc sau đó đối chiếu và so sánh với dòng điện định mức của máy.

  • Kiểm tra các bể xử lý

Bơm nước sạch vào các bể xử lý như: bể điều hòa, bể hiếu khí, bể thiếu khí, bể lắng ở thể tích gần đầy.

Sau đó, đo chính xác mực nước trong bể và theo dõi kiểm tra mực nước này tần suất 24 giờ/lần và kéo dài trong 4 ngày mục đích để kiểm tra khả năng chống thấm của bể và khắc phục sự cố này nếu có.

quy-trinh-van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-1

Khởi động bể hiếu khí

  • Chuẩn bị bùn

Việc lựa chọn loại bùn chứa chủng vi sinh làm mầm phát triển trong bể hiếu khí là yếu tố quyết định của hiệu quả xử lý. Bùn sử dụng phải là loại bùn mịn chứa vi sinh có khả năng oxy hóa và xử lý chất hữu cơ trong nước thải, tùy vào loại nước thải mà sử dụng bùn hoạt tính từ các bể xử lý tương tự.

Từ những đặc tính quan sát được, người vận hành đã có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về chất lượng bùn trong hệ thống.

  • Vận hành

Khi vận hành xử lý sinh học, việc đầu tiên cần thực hiện là nuôi cấy vi sinh. Trong quá trình nuôi cấy phải kiểm soát nồng độ nước thải đầu vào đồng thời cân đối nguồn chất dinh dưỡng để vi sinh vật phát triển. 

Đồng thời, theo dõi và kiểm tra liên tục các thông số quan trọng như nhiệt độ, pH, độ màu, mùi bùn, SV30…

Xem thêm: KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG VẬN HÀNH HTXL NƯỚC THẢI

Vận hành hệ thống xử lý nước thải ở điều kiện bình thường

Giai đoạn khởi động

Đối với chế độ vận hành MAN, sau khi cho thiết bị hoạt động, người vận hành phải trực tiếp theo dõi mực nước trong hố thu, bể điều hòa, bể lắng,… để khi vạn nước có thể kịp thời ngưng bơm.

Thao tác sau giai đoạn khởi động

Khi hệ thống đã đi vào hoạt động, cần thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra tình trạng máy móc: nhớt, âm lượng, dòng điện,…
  • Kiểm tra hệ phân phối khí: mức độ đồng đều của dàn phân phối. Trong trường hợp khí không đều, cần điều chỉnh lại các valve hoặc mở van xả cặn tại đường ống.
  • Viết báo cáo và bản theo dõi tình trạng thiết bị hàng ngày của hệ thống.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải khi gặp sự cố

Khi hệ thống gặp sự cố, thường gặp là sự cố về thiết bị và sự cố vi sinh, người vận hành phải xác định được hiện tượng, khu vực bị sự cố và thiết bị đang bị sự cố. 

Sau đó, cần đánh giá được mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra sự cố để đưa ra hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng. 

Mọi hiện tượng, đánh giá, hướng giải quyết cần được ghi chú lại để theo dõi và hỗ trợ các công tác vận hành sau này.

quy-trinh-van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-2

Xem thêm: 06 SỰ CỐ VI SINH THƯỜNG GẶP Ở BỂ HIẾU KHÍ


Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS không chỉ là đơn vị hỗ trợ tư vấn giải pháp sử dụng nước mà còn là đơn vị hỗ trợ miễn phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nước cấp cho các dự án vừa và nhỏ. NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

Tư vấn miễn phí sử dụng vật liệu, chọn thiết bị phù hợp công nghệ Gọi ngay: 0944595900

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

One thought on “QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  1. Pingback: Bùn thải hệ thống xử lý nước thải có được xem là chất thải nguy hại không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *