Quy trình xử lý nước thải nha khoa bằng màng lọc MBR

quy trình xử lý nước thải nha khoa

Xử lý nước thải nha khoa vì sao trở nên cần thiết và quan trọng đến thế? Quy trình xử lý nước thải nha khoa với màng lọc MBR bao gồm các bước như thế nào? Hãy cùng NTSE tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải nha khoa

Nước thải nha khoa thường chủ yếu phát sinh từ 2 nguồn như sau:

  • Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh về răng như lấy cao răng, tẩy trắng răng, nhổ răng, cấy ghép răng, vệ sinh răng miệng và vệ sinh các dụng cụ, thiết bị y tế trong lĩnh vực nha khoa. 
  • Nước thải từ hoạt động của nhân viên và bệnh nhân như ăn uống, giặt giũ, dọn dẹp.

quy trình xử lý nước thải nha khoa

Vì thế, nước thải nha khoa sẽ có những tính chất đặc trưng như sau:

  • Trong nước thải chứa nhiều chất rắn lửng lơ, dầu mỡ từ quá trình ăn uống, các hợp chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh.
  • Nước thải nha khoa chứa vi khuẩn gây bệnh như khuẩn Salmonella, Coliforms, Shigella và Vibrio cholerae.
  • Trong nước thải chứa nhiều dịch máu, hợp chất hữu cơ như Nitơ và Photpho, hóa chất, chất khử trùng, chất tẩy rửa… và nhiều vi sinh vật gây bệnh.
  • Các chất ô nhiễm đặc biệt như chất phóng xạ từ hoạt động chụp X – quang ở phòng nha gây nên rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường.

Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nha khoa đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, góp phần bảo đảm vệ sinh nguồn nước và môi trường sống.

Quy trình xử lý nước thải nha khoa đạt tiêu chuẩn với màng lọc MBR

quy trình xử lý nước thải nha khoa

1/ Bể thu gom

Nước thải nha khoa phát sinh từ các phòng khám nha khoa sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn về bể thu gom. Tại bể thu gom có bố trí một bơm nước đặt chìm hoạt động tự động thông qua phao báo mức, nước đầy tự động bơm, nước cạn tự động ngắt.

2/ Bể điều hòa

Nước thải nha khoa sẽ phát sinh không đều theo từng ngày và từng giờ, tùy theo lượng bệnh nhân đến khám và nhu cầu điều trị khác nhau. Vì vậy, cần có bể điều hòa để trung hòa nồng độ pH và pha loãng các thành phần trong nước thải trước khi bơm vào bể xử lý ở giai đoạn tiếp theo.

3/ Bể sinh học hiếu khí có màng lọc MBR

Tại bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật sẽ hoạt động trong điều kiện được cung cấp thêm khí oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải nha khoa làm thức ăn và phát triển sinh khối. Nhờ đó, giúp khử nồng độ BOD, COD có trong nước thải và loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm chứa trong nước thải.

Sau khi xử lý xong, nước sạch sẽ được tách ra bằng cách bơm hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng cực nhỏ 0,1 µm, đảm bảo phần cặn bẩn, bùn, vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học.

4/ Bể chứa nước sạch

Nước sạch sau khi xử lý sẽ được chuyển sang bể chứa nước sạch. Bể này hỗ trợ người vận hành hệ thống kiểm tra và sử dụng nước sạch, đồng thời tiến hành rửa màng lọc định kỳ để đảm bảo quá trình xử lý đạt chuẩn theo quy định.

5/ Bể chứa bùn

Phần cặn bẩn và bùn trong bể sinh học khi đã nhiều sẽ được chuyển sang bể chứa bùn, sau đó, lắng cặn, tách nước và tiến hành lặp lại quy trình xử lý nước thải nha khoa như trên.

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải y tế phòng khám đạt chuẩn

Ưu điểm của quy trình xử lý nước thải nha khoa bằng màng lọc MBR

quy trình xử lý nước thải nha khoa

  • Nhờ màng lọc MBR nên tăng hiệu quả xử lý sinh học lên đến từ 10-30%
  • Thời gian lưu bùn ngắn, thời gian lưu nước dài
  • Tiết kiệm diện tích do không cần bể lắng nên giảm kích thước bể nén bùn.
  • Phù hợp với những phòng khám nha khoa, phòng trồng răng có quy mô vừa và nhỏ.
  • Xử lý triệt để các chất rắn lơ lửng, vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.
  • Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.
  • Không tốn chi phí sử dụng hóa chất khử trùng.
  • ít chiếm diện tích phù hợp với các phòng khám nha khoa, phòng trồng răng có quy mô vừa và nhỏ.
  • Hệ thống vận hành đơn giản, hoàn toàn tự động, có hệ thống ngắt khi sự cố.
  • Có thể di chuyển hệ thống khi thay đổi địa điểm khám chữa bệnh.
  • Thời gian thi công và lắp đặt nhanh.
  • Hệ thống không phát sinh mùi hôi ngay cả khi được đặt trong phòng lạnh.

Hệ thống xử lý nước thải nha khoa thực sự trở thành quy trình vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người. Nếu còn thắc mắc gì về quy trình xử lý nước thải thì liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn chi tiết nhé!

>>> Xem ngay: Dịch vụ xử lý nước thải bệnh viện trọn gói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *