Quy định mới về Giấy phép môi trường năm 2022 

quy-dinh-moi-ve-giay-phep-moi-truong

Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định về các trường hợp phải có giấy phép môi trường.

– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/01/2022

– Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/01/2022

– Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 13/06/2019, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2020

Xem thêm: Tái sử dụng nước thải tại các khu công nghệ cao Việt Nam

Đối tượng nào cần xin giấy phép môi trường?

– Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III quy định tại Điều 28, Luật BVMT 2020 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

– Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1.

– Đối tượng quy định tại khoản 1 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Thời điểm cấp giấy phép môi trường

– Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: 

Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án

– Đối tượng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định

– Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật:

Tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định

Nội dung giấy phép môi trường

noi-dung-giay-phep-moi-truong

Hồ sơ xin giấy phép môi trường

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm: 

ho-so-de-nghi-giay-phep-moi-truong (1)

Xem thêm:Các phương pháp Xử lý rêu, tảo trong hồ cảnh quan hiệu quả mà bạn cần biết

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường 

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

ho-so-de-nghi-giay-phep-moi-truong (2)

Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

Thời hạn cấp giấy phép môi trường

Thời hạn của giấy phép Đối tượng
07 năm Dự án đầu tư nhóm I
07 năm Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I
10 năm Đối tượng còn lại

Xem thêm:Tiềm năng tái sử dụng nước thải hiện nay

Bài viết là tổng quát về quy trình hồ sơ xin Giấy phép môi trường theo căn cứ pháp lý hiện thời. Với bài viết này, NTSE mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn nữa bên cạnh các vấn đề liên quan đến Giấy phép môi trường. Chi tiết cho từng công trình, dự án cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *