Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

be-aerotank-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat

Ngày nay khi nền công nghiệp toàn cầu phát triển kéo theo sự tác động của biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính; làm cho trái đất nóng lên dẫn đến nhu cầu cung cấp nước uống hàng ngày cho con người càng hạn hẹp và đây là vấn đề đáng đau đầu đối với những nhà quản lý. Cùng với đó, nước sinh hoạt của chúng ta cũng rất cần thiết, việc xả thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Vậy quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn diễn ra như thế nào, các thắc mắc của bạn trong việc xả thải sẽ được công ty NTS chúng tôi giải đáp dưới đây!

Đặc tính của nước thải trong sinh hoạt là gì?

Xử lý nước thải sinh hoạt là quá trình xử lý lượng nước đã qua sử dụng của con người. Những nơi tồn tại các loại nước thải thường là: nước thải ở khu chung cư/ dân cư, nước thải tại các điểm dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, quán ăn, resort), nước thải trong các tòa nhà (văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, cao ốc), nước thải tại trường học, ký túc xá, …

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt chia làm 2 loại:

  • Nước từ nhà vệ sinh: nước được thải ra do chất bài tiết của con người;
  • Nước thải do các hoạt động thường ngày diễn ra: chất rửa, vệ sinh từ khu bếp, sàn nhà, giặt giũ, …
tram xu ly nuoc thai sinh hoat khu dan cu
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt từ khu dân cư.

Trong nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng BOD, COD và các chất dinh dưỡng cao như Nitơ, Photpho, các loại chất không tan, ít tan và những hợp chất tan trong nước; vì thế xử lý nước thải trong sinh hoạt là việc quan trọng, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

Phương pháp và công nghệ xử lý nước thải thường thấy

  • Phương pháp vật lý;
  • Kết hợp vật lý và hóa học;
  • Phương pháp sinh học;
  • Công nghệ trao đổi ion;
  • Phương pháp thẩm thấu;
  • Phương pháp hấp thụ;
  • Phương pháp siêu lọc;
  • Công nghệ MBBR;
  • Công nghệ MBR;
  • Công nghệ SBR;
  • Công nghệ AAO.

Trong đó, phương pháp sinh học được chia làm hai loại:

  • Phương pháp kỵ khí: sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động dựa trên điều kiện không có oxy trong bể chứa;
  • Phương pháp hiếu khí: sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí, phải cung cấp liên tục khí oxy thì vi sinh vật mới hoạt động được.

Tùy vào khả năng công trình và quy mô bể chứa mà ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp sinh học trên.

be-aerotank-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat
Bể hiếu khí (aerotank) xử lý nước thải sinh hoạt.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

1. Thu gom

  • Nước thải sinh hoạt sau khi phát sinh sẽ được thu gom theo hệ thống mương, dẫn vào hệ thống song chắn rác. Song chắn có tác dụng giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước lớn để không ảnh hưởng đến các công đoạn xử lý tiếp theo. Sau khi lọc rác, nước thải chảy qua bể gom.
  • Tại bể gom, nước thải chứa nhiều dầu mỡ, sẽ được bể cọ rửa, tách lọc dựa theo nguyên lý khác nhau về trọng lượng có trong nước thải, định kỳ vớt mỡ đem đi xử lý. Từ bể gom nước thải được chuyển sang bể điều hòa.
  • Máy điều hòa được lắp ở bể điều hòa sẽ cấp khí và hòa trộn đều không khí toàn bể, giúp ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn từ đó giảm thiểu mùi hôi khó chịu, điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Đây là giai đoạn cần thiết để tránh sốc tải trọng nước khi xử lý. Sau quá trình này, nước thải được chuyển vào bể xử lý sinh học. 

2. Xử lý

  • Tùy theo tính chất, nồng độ và lưu lượng nước thải mà trong cụm bể xử lý sinh học có thể gồm bể hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí. Tại đây, các vi sinh vật sẽ làm nhiệm vụ xử lý các chất thải có trong nước.
  • Sau khi được xử lý sinh học, nước thải sẽ đưa qua bể lắng để lắng bùn, dòng nước thải sau đó sẽ được đưa qua bể khử trùng. Một phần bùn được giữ lại ở bể sinh học, phần còn lại sẽ chuyển vào bể chứa bùn.
may-ep-bun
Máy ép bùn thải sau bể chứa bùn.
  • Tại bể khử trùng, các hóa chất như Chlorine sẽ được bơm theo lượng vừa đủ nhằm loại bỏ vi sinh vật gây hại, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót trong nước thải.

3. Thải ra môi trường

  • Cuối cùng, nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực được làm bằng các vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh để phân hủy các hợp chất hữu cơ hòa tan, khó tan hoặc không phân giải sinh học, mang lại độ trong đạt chuẩn.
  • Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT và được thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài.

Lưu ý: quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm bùn ổn định hơn, mất mùi hôi và dễ lắng. Nước sau khi tách lọc bùn sẽ tiếp tục vòng tuần hoàn trở lại bể gom để xử lý.

Các dịch vụ xử lý nước thải tại NTS Engineering

Nếu bạn là chủ đầu tư hoặc là hộ gia đình đang tìm kiếm một đơn vị xử lý nước uy tín, chất lượng thì tại NTS, chúng tôi luôn phục vụ hài lòng nhu cầu khách hàng trong các lĩnh vực xử lý:

  • Nước thải sinh hoạt: nhà hàng, chung cư, trung tâm mua sắm, …
  • Nước thải trong công nghiệp sản xuất: chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, …

Ngoài các dịch vụ trên, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quy trình xử lý nước thải sinh hoạt cũng như muốn tìm hiểu thêm thông tin về quy trình xử lý nước thải công nghiệp hoặc y tế. Quý khách xin liên hệ hotline 0888 167 247 để được tư vấn nhanh nhất từ đội ngũ nhân viên nhiệt tình của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *