Ngày nay, cùng với công nghệ sản xuất ngày càng phát triển thì việc xử lý chất thải ngày càng quan trọng tuy nhiên việc thiếu nhân viên kỹ thuật kinh nghiệm và có chuyên môn quản lý hệ thống, thì tự động hóa trong hệ thống ngày càng giữ vai trò quan trọng. Vậy, làm thế nào tối ưu chi phí vận hành nhờ tự động hóa trong hệ thống xử lý nước thải cần các yếu tố gì để có thể tự động hóa trong hệ thống? Hãy cũng NTS tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Định nghĩa Tự Động Hóa
Tự động hóa hay còn được gọi là điều khiển tự động, được hiểu một cách đơn giản là mô tả một loạt các công nghệ làm giảm sự can thiệp của con người trong quá trình vận hành và hoạt động. Việc tự động hóa trong hệ thống XLNT là cần thiết, tuy nhiên không phải chạy đua theo thị trường, mà cần xác định rõ mục đích của tự động hóa. Tùy thuộc vào tính chất từng công trình, yêu cầu của CĐT mà cài đặt tự động hóa một phần hay tự động hóa toàn phần trong hệ thống XLNT.
Mục đích của tự động hóa trong XLNT
Hãy cũng NTS điểm qua một vài mục đích tự động hóa có thể mang đến, như:
Cải thiện điều kiện làm việc
Việc tự động hóa có thể giảm bớt quá trình ghi chép các thông số vận hành lặp đi lặp lại theo giờ, theo ngày. Thay vào đó, các cán bộ kỹ thuật có thể theo dõi bằng các thông số được lưu trữ trong hệ thống thông qua các thiết bị nhờ công nghệ lưu trữ đám mây.
Nâng cao hiệu quả thiết bị
Thay vì các CBKT sẽ bật/tắt các thiết bị thủ công, thì việc tự động hóa sẽ giúp giải quyết vấn đề trên. Khi thiết kế ban đầu cài đặt các điều kiện làm việc ở các chế độ nhất định, thì các thiết bị sẽ hoạt động ở trong điều kiện tối ưu đã cài đặt ban đầu, tăng tuổi thọ cho các máy móc.
Nâng cao năng suất lao động
Tự động hóa nhằm nâng cao năng suất nhưng giảm được chi phí vận hành. Biến chi phí chi trả cho cán bộ vận hành định kì bằng chi phí tiêu hao năng lượng của các thiết bị. Việc tự động hóa giảm nhân công vận hành, nhân công bảo dưỡng, từ đó giảm giá thành hoạt động của hệ thống.
Hỗ trợ giám sát hệ thống
Mục đích mà tự động hóa có thể mang lại phải kể đến việc dự báo, phát hiện báo động từ các thiết bị truyền về hệ điều khiển từ xa. Khi có các sự cố xảy ra, hệ thống trung tâm sẽ nhận được các thông tin truyền về, cán bộ Kỹ thuật sẽ nhận được thông tin nhanh, chính xác để có kế hoạch và phương án xử lý kịp thời.
Xem thêm: 2 dấu hiệu nồng độ OXY hòa tan trong bể hiếu khí có sự bất thường
Chức năng của Tự động hóa trong XLNT
Để đạt được các mục đích nói trên, thì hệ thống tự động hóa trong XLNT cần có những chức năng cơ bản như:
Điều khiển tự động
Điều khiển tự động chính là sử dụng các thiết bị tự động, tác động lên công nghệ để thay đổi một số thông số đã được cài đặt trước đó. Sự điều chỉnh đó sẽ thông qua điều chỉnh một số đại lượng trung gian mà hệ thống đo được như: pH, nồng độ Oxi hòa tan (DO), Mực nước trong bể,…
Đây chính là chức năng quan trọng nhất quyết định mức độ tự động hóa trong hệ thống XLNT.
Giám sát, điều khiển từ xa
Đối với vận hành ở chế độ thủ công, các CBKT phải trực tiếp tới hệ thống để thực hiện các công tác vận hành, trong đó các công tác độc hại, nguy hiểm, chưa kể tới khoảng cách để tới hệ thống đi lại khó khăn, tốn thời gian.
Để giải quyết những vấn đề trên, thì tự động hóa cần chức năng điều khiển hệ thống từ xa, tức là điều khiển hệ thống từ Trung tâm đặt cách dây chuyền công nghệ ở khoảng cách nhất định.
Việc này giảm thiểu đáng kể cán bộ kỹ thuật vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống. Một chuyên gia có thể vận hành một tới nhiều hệ thống cùng một lúc thông qua hệ thống điều khiển từ xa, không cần trực tiếp tới công trình.
Hiển thị các thông số công nghệ cần thiết
Chức năng này giúp cho cán bộ vận hành có thể theo dõi, thống kê các thông số công nghệ liên quan trong quá trình giám sát vận hành. Từ các thông số ghi nhận được, có thể sơ bộ được tình trạng đang hoạt động của hệ thống để có các điều chỉnh hợp lý.
Bảo vệ tự động
Bảo vệ các thiết bị máy móc, phụ kiện, đường ống khi xảy ra sự cố bằng các thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, việc bảo vệ tự động còn có thể hạn chế được điều khiển sai từ cán bộ kỹ thuật phụ trách.
Cảnh cáo/Báo động
Nó được thực hiện bởi các còi báo, đèn hiệu khi hệ thống hoạt động có sự cố. Tự động hóa còn cho phép gửi thông tin cảnh báo/báo động cho CBKT chính phụ trách thông qua Email hoặc tin nhắn.
Lưu trữ, báo cáo thống kê
Một chức năng không thể thiếu trong tự động hóa hệ thống là lưu trữ các thông số vận hành online, phải kể đến như: lưu lượng, hóa chất, cán bộ tham gia vận hành từng ngày, các thông số đã thay đổi trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, tự động hóa trong Hệ thống XLNT còn một số chức năng có thể kể đến trong tương lai như truyền thông tin dữ liệu lên Sở Tài Nguyên môi trường để kiểm soát các chỉ tiêu, hỗ trợ chuyên gia trong công tác điều chỉnh hệ thống…
Xem thêm: Quản lý và giám sát chất lượng nước thải tái sử dụng
Điều đặc biệt nữa của đầu tư tự động hóa là giúp Chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống. Dù là vận hành qua nhân công chủ chủ đầu tư hay thông qua đơn vị vận hành xử lý nước thải chuyên nghiệp.
Nâng cấp phần tự động hóa trong hệ thống xử lý nước thải có khó khăn không? Và chi phí như thế nào?
Đây là câu hỏi mà đa phần chủ đầu tư rất quan tâm. Việc nâng cấp là hoàn toàn có thể với bất kỳ hệ thống hiện hữu nào. Chi phí nâng cấp phụ thuộc vào mức độ từ động hóa đã có của hệ thống. Ngoài ra tự động hóa tới mức độ như nào cũng là một yêu cầu cần làm rõ. Mục này NTS xin để thông tin cho một bài viết khác.
Để hiểu rõ hơn về tự động hóa trong Hệ thống Xử lý nước thải, quý khách hàng vui lòng liên hệ lại NTS theo hotline 0888 167 247, chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Miễn phí tới Quý khách hàng để hệ thống hoạt động đơn giản, tiết kiệm.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS
Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0888 167 247
Email: nts@ntse.vn
Website: https://ntse.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/www.ntse.vn/