Xử lý nước thải bằng vi sinh vật ngày càng phổ biến, đây được xem là công nghệ xử lý sinh học thân thiện với môi trường, có hiệu quả cao và ít chi phí. Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, quá trình nuôi cấy vi sinh là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của vi sinh vật là yếu tố quyết định tới hiệu quả xử lý nước thải. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu việc vừa vận hành vừa nuôi cấy vi sinh liệu có ổn.
1. Vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải. Ứng với từng môi trường, từng loại nước thải khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để xử lý.
Việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã quá quen thuộc. Đây là công nghệ xử lý hiệu quả và thân thiện với môi trường. Công nghệ tận dụng khả năng của vi sinh vật để phân hủy các chất gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng và tạo năng lượng từ các chất hữu cơ và một số chất khoáng trong nước thải để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản, tăng sinh khối.
Các dạng vi sinh thường gặp:
– Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng nguồn chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để phân hủy thành nguồn năng lượng cacbon mới.
– Vi sinh vật tự dưỡng: Oxy hóa chất vô cơ để hấp thụ năng lượng và sử dụng nguồn CO2 trong quá trình tổng hợp mới.
2. Vừa vận hành vừa nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải
Thông thường quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bắt đầu khi quá trình nuôi cấy vi sinh hoàn thành. Tùy theo tình hình thực tế ở công trình mà việc nuôi cấy vi sinh có thể diễn ra một cách thuận lợi hay bất lợi. Ở các điều kiện tương đối thuận lợi việc nuôi cấy vi sinh sẽ diễn ra theo kế hoạch. Các bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết “Quy trình nuôi cấy vi sinh một hệ thống xử lý nước thải mới hoặc nuôi cấy lại”.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp bất lợi như dịch bệnh, thiên tai, những dịp lễ có kỳ nghỉ dài làm hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố cần phải nuôi cấy lại vi sinh. Đối với trường hợp này, việc kết hợp vừa vận hành vừa nuôi cấy vi sinh là lựa chọn tối ưu cho hệ thống.
Ưu điểm:
- Giảm nồng độ các chất ô nhiễm trước khi xả thải ra môi trường
- Đảm bảo duy trì được lưu lượng nước thải qua hệ thống xử lý nước thải
- Tránh được tình trạng ngập nước, khó thoát nước thải khi bể điều hòa đầy.
- Đảm bảo nồng độ vi sinh trong hệ thống xử lý sau quá trình nuôi cấy
- Hạn chế tình huống cơ quan môi trường kiểm tra và bị phạt.
Nhược điểm:
- Chi phí nuôi cấy cao
- Nhân viên vận hành cần có chuyên môn và kinh nghiệm
- Thời gian nuôi cấy kéo dài
Mọi thắc mắc về việc vận hành hệ thống xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.