Oxy hòa tan (DO) trong xử lý sinh học là thước đo tương đối của oxy hòa tan có sẵn trong nước thải để duy trì sự sống, cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước bao gồm cả vi khuẩn. Ở bể hiếu khí, các vi sinh vật cần sử dụng oxy hòa tan để tiến hành các phản ứng tổng hợp tế bào, oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó việc kiểm soát nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí ở mức 2 – 4 mg/l, kiểm tra SV30… là cần thiết trong vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số hiện tượng, nguyên nhân cũng như các giải pháp kiểm soát oxy hòa tan đối với bùn hoạt tính trong hệ thống sục khí.
Hiện tượng nồng độ oxy hòa tan bất thường
- Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí cao > 4 mg/l gây ảnh hưởng đến sự kết bông của bùn vi sinh, lãng phí năng lượng vì vi sinh vật không cần dùng nhiều như vậy. Chi phí điện năng liên quan đến quá trình sục khí thường chiếm 30 – 60 % tổng năng lượng điện sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải.
- Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí thấp < 2 mg/l gây ức chế vi sinh hiếu khí giảm hiệu quả xử lý, gia tăng sự phát triển của vi khuẩn sợi làm ảnh hưởng đến hệ thống. Nếu không khắc phục kịp thời hệ thống sẽ hoạt động không còn hiệu quả nữa, tốn chi phí khắc phục, cải tạo lại hệ thống.
Nguyên nhân và cách ổn định nồng độ oxy hòa tan
1. Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí cao > 4 mg/l
– Trường hợp lượng bùn hoạt tính / vi sinh vật còn trong bể ít:
- Kiểm tra lại SV30 của bể hiếu khí
- Giảm tần suất xả bùn dư
- Bổ sung bùn vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh để tăng lượng vi sinh trong bể.
– Trường hợp lưu lượng khí cung cấp cho bể sinh học hiếu khí quá nhiều:
- Điều chỉnh biến tần của máy thổi khí để giảm lưu lượng khí cung cấp ra bể
- Điều chỉnh lại các van khí cung cấp cho các bể, các hoạt động khác.
2. Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí thấp < 2 mg/l
– Lượng bùn vi sinh trong bể quá nhiều
- Kiểm tra SV30 của bể hiếu khí
- Tăng thời gian xả bùn thải để đưa SV30 về mức bình thường
- Giảm lưu lượng bùn tuần hoàn.
– Hệ thống phân phối khí không đều, tập trung ở một điểm
- Kiểm tra sự phân phối khí ở từng vị trí các nắp bể hiếu khí
- Tăng lưu lượng khí cục bộ cấp ra bể hiếu khí để đẩy các cặn bẩn bám vào hệ phân phối khí
- Sau khi khắc phục hệ thống phân phối khí vẫn không đều thì tiến hành để lắng bể hiếu khí sao đó bơm lớp bùn lắng qua bể chứa dự phòng. Tiếp theo bơm cạn bể hiếu tiến hành kiểm tra hệ phân phối khí (sửa chữa, thay thế để khắc phục sự cố). Sau khi khắc phục, bắt đầu kiểm tra không tải, sao đó bơm bùn trở lại tiến hành nạp nước thải chạy lại hệ thống.
– Sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi
Cách khắc phục có thể đọc thêm tài liệu “Hiện tượng bùn nổi ở bể lắng”.
– Lưu lượng khí cung cấp ra bể không đủ
- Kiểm tra hoạt động của máy thổi khí, van khóa, đồng hồ áp: điều chỉnh độ mở của các van, tăng tần số hoạt động của máy thổi khí đối với trường hợp hệ thống được điều khiển bằng biến tần.
- Kiểm tra đường ống phân phối khí khắc phục nếu bị rò khí.
—————————-
Hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.
Xem thêm: