Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp tùy thuộc vào từng ngành sản xuất mà thành phần cũng có những đặc trưng rất riêng. Vì thế, tùy từng loại mà người ta cũng sẽ có những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp khác nhau để phù hợp. Sau đây là 5 phương pháp an toàn và tiết kiệm nhất!
1/ Phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học được lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay nhờ ưu điểm dễ sử dụng, dễ quản lý, loại bỏ tạp chất và chất độc hại một cách hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm là giá thành cao, dễ phát sinh chất ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng hóa học được áp dụng để xử lý nước thải của nhiều ngành công nghiệp như xi mạ kim loại nặng (kẽm, crôm, đồng), dệt nhuộm, xà phòng, mực in, trộn bê tông, xử lý amoniac trong nước thải của nhiều ngành sản xuất khác. Bên cạnh đó, những loại nước thải nhiễm nhiều tạp chất, có nồng độ axit cao cũng được xử lý một cách hiệu quả.
Có 2 công nghệ xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học bao gồm:
- Oxi hóa khử: Tiến hành sử dụng các chất oxi hóa (Clo, pemanganat kali, clorat canxi, oxy không khí, ozon, hypoclorit axit…) để chuyển hóa các thành phần độc hại có trong nước thải thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải.
- Trung hòa: Sử dụng các tác nhân trung hòa như kiềm, axit hoặc vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm mức độ độc hại của nước thải trước khi xả ra môi trường.
2/ Phương pháp sinh học
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng sinh học là phương pháp sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại. Phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao đối với những chất hữu cơ ở dạng dung dịch, keo và huyền phù vì đây là nguồn thức ăn dồi dào của vi sinh vật. Các vi sinh vật bao gồm cả hiếu khí và kỵ khí có thể có sẵn trong nước thải hoặc do con người bổ sung vào.
Phương pháp sinh học phù hợp khi áp dụng xử lý amoniac trong nước thải, xử lý nước thải của các ngành công nghệ như chế biến cà phê, mì ăn liền, chế biến sữa, nhà máy bia,…Tất cả các loại nước thải công nghiệp chứa thành phần hữu cơ đều có thể lựa chọn phương pháp này. Tùy vào đặc tính của nước thải và yêu cầu đối với nước đầu ra mà chọn công nghệ xử lý phù hợp.
3/ Phương pháp cơ học
Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học là loại bỏ những chất có kích thước và tỷ trọng lớn có trong nước thải. Người ta có thể áp dụng phương pháp này trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như xử lý nước thải xi mạ crom hay kẽm, nước thải sơn, nước thải lò hơi, nước thải từ công nghệ sản xuất giấy, tất cả các nguồn nước thải phát sinh chứa kim loại nặng.
Công nghệ của phương pháp cơ học cũng rất đa dạng, phong phú, có thể kể đến như:
- Dùng bể lắng phân tách những chất lơ lửng có trong nước thải công nghiệp.
- Dùng lưới lọc hay song chắn rác để giữ lại tạp chất không hòa tan có kích thước lớn.
- Dùng bể tách mỡ hay bể thu dầu để tách những chất cặn bã nhẹ hơn nước.
- Dùng lưới lọc, vải lọc hoặc chất liệu lọc chuyên biệt để tách ra những chất huyền phù có trong nước thải.
4/ Phương pháp hóa lý
Đây là phương pháp kết hợp giữa hóa học và vật lý để loại bỏ bớt những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp mà không thể sử dụng được bằng bể lắng.
Có 2 công nghệ nổi bật nhất trong phương pháp hóa lý bao gồm:
- Công nghệ keo tụ tạo bông: Mang đến hiệu quả khử màu, loại bỏ cặn lơ lửng rất tốt nên phù hợp để xử lý nước thải của các ngành công nghiệp như mực in, sơn, dệt nhuộm,…và trong trường hợp nước thải nhiễm dầu, kim loại nặng.
- Công nghệ trích ly pha lỏng: Áp dụng khi chất bẩn chạm mốc 3-4g/ml, xử lý tốt các loại nước thải chứa các ion kim loại, phenol, axit hữu cơ, dầu,…Nhược điểm là khá tốn kém.
5/ Phương pháp điện hóa
Đây là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng điện và hóa học để loại bỏ triệt để thành phần chất độc hóa có trong nguồn nước thải công nghiệp một cách cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm là quy trình vận hành phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Có 2 công nghệ trong phương pháp điện hóa được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
- Công nghệ keo tụ điện hóa: Giúp dễ dàng loại bỏ chất thải màu hữu cơ khó phân hủy, thích hợp xử lý nước thải cho các ngành như giấy, mực in, dệt nhuộm,…
- Công nghệ oxy hóa điện hóa: Hỗ trợ oxy hóa các chất hữu cơ độc hại thành nước và CO2, kết hợp với các vật liệu anốt (PbO2, SnO2 pha Sb2O3) nhằm mang đến hiệu quả vượt trội.
Hy vọng những thông tin mà NTSE cung cấp đã giúp bạn phần nào hình dung được phương pháp xử lý nước thải công nghiệp an toàn và tiết kiệm nhất hiện nay. Nếu còn bất cứ thắc mắc và có bất cứ nhu cầu gì thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé!