Bể xử lý nước thải sinh hoạt là một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. Vậy, loại bể này có thực sự cần thiết và làm sao để xây dựng và vận hành hiệu quả? Cùng NTSE tìm hiểu và khám phá trong bài viết này nhé!
Vì sao nên lắp đặt bể xử lý nước thải sinh hoạt?
Tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa ngày một nhanh. Dân số gia tăng kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nguồn nước cũng tăng cao. Theo tỷ lệ thuận, nước sử dụng càng nhiều thì nước thải sinh hoạt càng gia tăng và dường như không có điểm dừng.
Nước thải sinh hoạt cũng là loại nước ô nhiễm khá nặng khi chứa hàng trăm, hàng nghìn vi khuẩn và hóa chất độc hại. Nếu không được xử lý đúng cách mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chính chúng ta.
Vì vậy, việc lắp đặt bể xử lý nước thải sinh hoạt là vô cùng cấp thiết và cần phải ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo hiệu quả của quy trình xử lý nước thải sinh hoạt. Công nghệ xử lý nước thải bằng bể xử lý sẽ giúp đảm bảo chất lượng nước đầu ra, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người và sự đa dạng của hệ sinh thái.
Xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm chất thải bài tiết của con người và nước thải từ quá trình tắm giặt, lau dọn, vệ sinh,…Nước thải sinh hoạt chứa nhiều dầu mỡ, cặn bã, rác, tạp chất hữu cơ, chất tẩy rửa độc hại. Và bể xử lý nước thải sinh hoạt có công dụng lọc sạch rác thải, cặn bã, tạp chất và chất hóa học độc hại trước khi thải ra môi trường.
Bể xử lý nước thải sinh hoạt được sử dụng phổ biến nhất là bể SBR, là một dạng của bể Aerotank. Bể hoạt động dựa trên cơ sở phương pháp xử lý nước thải sinh học bằng bùn hoạt tính. Các quá trình xử lý nước thải bao gồm thổi khí, lắng bùn và lọc nước sạch.
Bể xử lý nước thải sinh hoạt thường được chia làm 5 pha:
- Làm đầy
- Phản ứng, thổi khí
- Lắng
- Rút nước
- Chờ và được sục khí bằng máy nén khí
Trong bể, xảy ra quá trình khử cacbon, nitrat hóa, khử nitrat và khử phosphor sinh hóa. Người vận hành có thể điều chỉnh được quá trình hiếu khí, thiếu khí, và kỵ khí trong bể bằng việc cung cấp oxy.
Quá trình xử lý này cho hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt rất cao. Nồng độ BOD5 của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng từ 3 – 25 mg/l và N-NH3 khoảng từ 0.3 – 12 mg/l.
Sự cố thường gặp với bể xử lý nước thải và cách khắc phục
Trong quá trình thi công và vận hành bể xử lý nước thải sinh hoạt, vấn đề gặp phải sự cố là điều khó tránh khỏi. Trong đó, nước rò rỉ do thành bê tông bị hở và bê tông bị nứt là 2 sự cố thường gặp phải nhất. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?
1/ Nguyên nhân:
- Thép làm bể không đảm bảo chất lượng, sức chịu lực bị yếu, cốt pha không kín.
- Quá trình đầm bê tông không đều, tạo ra lỗ rỗng trong thành bể.
- Đổ bê tông không đều, chỗ thấp chỗ cao.
- Thành bể quá dài.
- Đổ bê tông vào ban ngày có nhiệt độ thay đổi lớn, làm vữa mất nước nhanh.
- Lượng phụ gia trong bê tông quá nhiều.
- Thiếu bảo trì, bảo dưỡng bể.
2/ Cách khắc phục:
- Cần có mạch dừng theo chiều đứng của thành bể khi chiều dài đạt đến 25m.
- Tường bê tông phải có chiều dày trên 150mm.
- Sử dụng chống thấm chuyên bể xử lý nước thải giúp chống mài mòn.
- Nên đổ bê tông vào ban đêm.
- Nên dùng bao tải phủ lên bề mặt khi bảo dưỡng.
- Không nên dùng cần bơm ngang để đổ bê tông.
- Đổ bê tông với chiều cao một lần đổ 0,5m, chở đần xong sẽ đổ lớp tiếp theo.
- Không được để thép bị rỉ sét vì ảnh hưởng đến độ bền.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có thêm hiểu biết nhất định về bể xử lý nước thải sinh hoạt. Tùy vào từng kết cấu, kiến trúc và vật liệu xây dựng mà mỗi công trình bể xử lý nước thải sẽ có giá khác nhau. Nếu còn thắc mắc gì thì liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn cụ thể nhé!