Trong quá trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, một trong những sự cố mà nhiều hệ thống gặp phải là hiện tượng bùn vi sinh khó lắng. Đây là hiện tượng bông bùn vi sinh xốp, nhẹ, nổi lên trên mặt nước thay vì lắng xuống đáy. Vậy làm sao để nhận biết nhanh chóng khi sự cố này xảy ra? Nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục ra sao?
Cách nhận biết:
Bùn vi sinh khó lắng là sự cố thường gặp tại bể lắng thứ cấp và bể hiếu khí. Để hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả cần nhanh chóng phát hiện nếu có sự cố này xảy ra. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết hiện tượng này.
Bùn mịn, lắng chậm, nước sau lắng có chất liti màu vàng
Bùn nổi váng màu vàng, lắng chậm
Bùn nổi lên từng tảng, từng cục màu đen hoặc nâu tại bể lắng
Nguyên nhân:
Sự phát triển quá mức của vi sinh khuẩn dạng sợi (filamentous) tạo nên những cấu trúc mạng cho chất rắn bám vào. Những vi khuẩn này hoạt động như những thanh nối ngăn chặn sự tạo khối của những hạt bùn và tạo khả năng lắng kém.
Nước liên kết làm cho tế bào vi khuẩn trương phồng và giảm trọng lượng riêng.
Thiếu dinh dưỡng khiến vi sinh vật không phát triển được.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây ra sự cố bùn vi sinh khó lắng như chất hữu cơ quá tải, độ pH thấp, do độc tính, thông khí quá nhiều hoặc bùn cũ,…
Cách khắc phục:
Tùy vào nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn vi sinh khó lắng mà ta có thể áp dụng những cách khắc phục sau sao cho phù hợp và đạt hiệu quả mong muốn.
Cắt nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn dạng sợi
Nếu nguyên nhân gây bùn vi sinh khó lắng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn dạng sợi thì giải pháp cho sự cố này là cắt nguồn dinh dưỡng của loại vi khuẩn này để chúng không thể phát triển. Dư thừa chất hữu cơ, BOD cao chính là điều kiện cho vi khuẩn dạng sợi phát triển. Để ngăn chặn điều này, cần giảm tải lượng hữu cơ trong nước thải.
Bổ sung các chủng vi sinh có khả năng keo tụ tốt
Đây cũng là một biện pháp hiệu quả để khắc phục bùn vi sinh dạng sợi vì các loại vi sinh có khả năng keo tụ tốt phát triển mạnh có thể áp đảo các vi khuẩn dạng sợi. Việc bổ sung các chủng vi sinh có khả năng keo tụ tốt cũng góp phần đào thải độc tố và bổ sung dinh dưỡng giúp cho hệ thống hoạt động tốt hơn.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng Nito, Photpho
Cần kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng thường xuyên, bổ xung với liều lượng phù hợp. Nồng độ amoniac và photphat tan tối thiểu là 1,5mg/l và 0,5mg/l trong nước thải sau xử lý. Đồng thời duy trì tỷ lệ C:N:P về gần 100:5:1 nhất có thể để ngăn sự phát triển của các vi khuẩn dạng sợi.
Xem ngay: Các yếu tố ảnh hưởng quá trình nitrat hóa trong xử lý nước thải
Sục khí đảm bảo nồng độ DO
Nếu DO thấp thì việc sục khí giúp cho các vi sinh trong bùn hoạt động năng xuất hơn và giúp cho bùn lắng tốt hơn.
Như vậy, có thể thấy bùn vi sinh khó lắng là hiện tượng thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. Sự cố này có thể được xử lý nhanh chóng và hiệu quả nếu được phát hiện sớm và tìm được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, để khắc phục sự cố này đòi hỏi nhân viên vận hành phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết trong việc theo dõi, giám sát, phát hiện sự cố nhanh chóng.
Nếu cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý hiệu quả cho từng trường hợp, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. Là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm, NTS Engineering sẽ mang lại phương pháp tối ưu nhất, tiết kiệm nhất cho khách hàng.
Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z