Ngày nay, ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những thế mạnh của nền kinh tế nước ta và rất được đầu tư phát triển, quy mô nuôi trồng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, kéo theo đó lại là các vấn nạn, hệ lụy về môi trường. Do đó, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản là một vấn đề vô cùng được quan tâm. Vậy có những phương pháp xử lý nào hiệu quả để giải quyết vấn đề này?
Tính chất và thành phần nước thải nuôi trồng thủy sản
Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản có thể được chia là 2 loại, cụ thể là nước thải nuôi tôm và nước thải nuôi cá.
Nước thải nuôi tôm
Nước thải nuôi tôm là do nguồn tạp chất được tạo ra do dư thừa trong quá trình cho tôm ăn. Nguồn thải này chứa rất nhiều hàm lượng nitơ, photpho và một số những chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, Cacbonic và chất hữu cơ trong nước thải còn làm giảm oxy và tăng hàm lượng COD, BOD, Sulfite hydrogen, Amoniac và Metan. Sự lắng bùn trong nguồn nước thải và bùn ở các khu vực lân cận cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng.
Nước thải nuôi cá
Nước thải nuôi cá cũng do lượng thức ăn dư thừa cao trong khu vực nuôi trồng. Cá ăn ít hơn tôm và thường chỉ hấp thụ khoảng 17% lượng thức ăn, 83% còn lại sẽ hòa tan trong nước và phân hủy thành chất hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ này lại khó phân hủy tạo thành những tạp chất trong nước.
Cùng với phân cá thải ra, các hợp chất này sẽ tạo một lớp rác thải dưới đáy ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều vi sinh vật có hại phát triển. Bên cạnh đó, trong nước thải còn có một lượng hóa chất tồn dư như kháng sinh dùng cho cá hay thuốc sát trùng ao…
Các phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Dưới đây là các phương pháp xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản an toàn và phổ biến.
Phương pháp sinh học
Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học được xem là an toàn nhất. Phương pháp này sử dụng các loài sinh vật, vi khuẩn có lợi để làm phân hủy các tạp chất, thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi tôm, cá. Tùy vào đặc tính khác nhau của từng loại vi khuẩn mà quy trình phân hủy sẽ có sự khác nhau
Quá trình hiếu khí: phân hủy các chất trong điều kiện có oxy nhờ các sinh vật hiếu khí
Quá trình kỵ khí: Xảy ra ở tầng bùn khi không có oxy nhờ các sinh vật kỵ khí
Ở một số mô hình xử lý nước thải, người ta thường nuôi thêm ngao, sò trong đầm nuôi để tiêu diệt các sinh vật phù du sống dưới đáy hồ.
Phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý là quá trình sử dụng song chắn, bể lắng hay vật liệu lọc nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn và thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình xử lý nước thải. Mỗi loại có công dụng khác nhau:
Song chắn: loại bỏ rác, lá cây, tạp chất có kích thước lớn
Bể lắng: loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ hơn, rong rêu
Vật liệu lọc: Xử lý vi trùng, vi khuẩn có hại và các tạp chất hữu cơ với kích thước siêu nhỏ.
Phương pháp hóa học
Đây là phương pháp đưa một số hóa chất vào bể nuôi tôm, cá để làm phân hủy các chất bẩn trong nước. Tuy nhiên, cách này không được khuyến cáo sử dụng cần cân nhắc đưa lượng hóa chất vừa đủ vào nguồn nước nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến tôm, cá trong bể, thậm chí gây ô nhiễm môi trường nước
Phương pháp hóa lý- phản ứng xúc tác điện hóa
Đây là phương pháp tận dụng điện hóa để phân hủy các hợp chất hữu cơ và xử lý các chất độc hại, hợp chất hóa học trong nguồn nước thải. Phương pháp này có nhiều ưu điểm về mặt kinh tế nhờ thiết kế công nghệ tối ưu, vận hành đơn giản lại tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, hiệu quả xử lý cao, đảm bảo nguồn nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để được tư vấn cụ thể hơn về xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, hãy liên hệ cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất.