Cách xử lý nước nhiễm đá vôi đang là nhu cầu của rất nhiều gia đình hiện nay. Vậy, nước nhiễm đá vôi gây nên tác hại gì, cách nhận biết và phương pháp xử lý ra sao? Cùng NTSE tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!
Cách nhận biết nước nhiễm đá vôi
Nước nhiễm đá vôi hay còn gọi là nước cứng là loại nước chứa hàm lượng khoáng chất Ca2+ và Mg2+ cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay, thực trạng nước nhiễm đá vôi ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các vùng núi cao. Bạn có thể nhận biết nhanh nguồn nước nhiễm đá vôi thông qua 3 biểu hiện cụ thể như sau:
- Đồ dùng bị đóng cặn: Các đường ống nước, vòi nước, vòi tắm hoa sen,…có thể bám cặn trắng bên trong. Ngoài ra, một số đồ dùng nhà bếp như nồi, chảo, chén, bát, ấm đun nước,…cũng bị đóng cặn dưới đáy.
- Chất tẩy rửa tạo ít bọt: Việc sử dụng nước nhiễm đá vôi để giặt giũ, rửa bát, lau dọn,..thì chất tẩy rửa sẽ tạo ít bọt hơn bình thường.
- Đun sôi nước, nếu xuất hiện cặn trắng, thì Nước đang sdung đã có nguy cơ cao nhiễm đá vôi.
- Dùng bút đo độ cứng: Bạn có thể sử dụng bút đo TDS (đo tổng chất rắn hòa tan) để kiểm tra độ cứng của nước. Nếu kết quả thu được khi đo lớn hơn 300mg/lít thì tức là nguồn nước đã bị nhiễm đá vôi.
Tác hại của nước nhiễm đá vôi
Khi nước nhiễm đá vôi, tức là chất lượng nước sử dụng đã giảm và gây nên một số tác hại như sau:
- Sử dụng nước nhiễm đá vôi lâu ngày, các thiết bị và đường ống cấp thoát nước sẽ bị đóng cặn, tắc nghẽn và hư hỏng.
- Các thiết bị, vật dụng trong nhà bếp và nhà vệ sinh cũng nhanh cũ, bị ố vàng, không đảm bảo tuổi thọ sử dụng.
- Làm hao tổn và giảm chất lượng của chất tẩy rửa, xà phòng do quá ít tạo bọt.
- Sử dụng nước đá vôi để giặt giũ thường xuyên có thể làm quần áo bị khô ráp, nhanh mục nát hơn.
- Việc sử dụng nước nhiễm đá vôi là nguyên nhân khiến làn da của người sử dụng bị khô ráp, tóc nhanh rụng, gây ra các bệnh về da liễu như: viêm da, nấm da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
- Việc sử dụng nhiều nước nhiễm đá vôi có thể dẫn đến dư thừa canxi trong cơ thể con người, gây nên một số bệnh nguy hiểm như sỏi mật, sỏi thận, thậm chí là ung thư vô cùng nguy hiểm.
3 cách xử lý nước nhiễm đá vôi đơn giản, hiệu quả
Nước nhiễm đá vôi gây hại không chỉ cho các thiết bị, vật dụng trong nhà mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần có cách xử lý nước nhiễm đá vôi đơn giản và hiệu quả.
1/ Phương pháp nhiệt
Bạn có thể đem đun sôi nước để cho các ion Ca2+, Mg2+… trong nước kết tủa lại, sau đó có thể sử dụng để uống trực tiếp. Tuy phương pháp này không thể xử lý được triệt để canxi trong nước và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước lớn. Tuy nhiên, mỗi gia đình có thể sử dụng phương pháp này ngay tại nhà bởi đây là cách xử lý nước nhiễm đá vôi tiết kiệm, đơn giản và nhanh chóng nhất.
2/ Phương pháp hóa học
Đối với cách xử lý nước nhiễm đá vôi này, người ta sẽ lựa chọn sử dụng các hóa chất như NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2, Na3PO4…để tạo kết tủa ion trong nước tùy thuộc vào độ cứng của nước. Nhược điểm là chi phí cao, sử dụng hóa chất với liều lượng phù hợp và chỉ phù hợp để xử lý nước với lưu lượng lớn.
3/ Sử dụng hệ thống lọc tổng
Hệ thống lọc tổng đã được NTS tổng quan qua link bài viết Hệ thống lọc nước tổng cho gia đình
Hệ thống có chứa các hạt lọc đa năng, sẽ hấp phụ các ion gây cứng cho nước như Ca2+và Mg2+ hay các ion kim loại như Fe,…
Cách xử lý nước nhiễm đá vôi nào tốt và phù hợp nhất thì tùy vào mục đích sử dụng, mức độ nhiễm đá vôi và lưu lượng để lựa chọn nhé. Nếu còn thắc mắc gì thì liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn cụ thể nhé!