Như đã biết dầu mỡ theo nước thải vào hệ thống thoát nước đây là nguyên nhân chính khiến đường ống thoát nước thường xuyên gặp sự cố. Dầu mỡ có tính chất là không hòa tan trong nước, độ bám dính cao, tạo thành các mảng lớn bám vào bề mặt hoặc treo bên trong cống thoát nước đi vào các hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy qua này viết này NTS chia sẻ về việc Hệ thống xử lý nước thải có xử lý được dầu mỡ không?
Nguồn gốc phát sinh dầu mỡ
Dầu mỡ và chất béo từ thức ăn trong quá trình sinh hoạt, từ các nhà hàng, khách sạn, resort,.. nếu như lượng dầu mỡ và chất béo này xả ra một thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục, hạn chế cũng như cải thiện thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước nước và dẫn đến tình trạng bốc mùi hôi khó chịu. Dầu mỡ xuất hiện từ 3 nguồn chính sau:
- Nhà bếp: đây là khu vực chế biến món ăn và dọn rửa, nước thải từ đây chứa nhiều dầu mỡ, các thức ăn thừa còn lại, vụn thức ăn khi chế biến…
- Sinh hoạt của thực khách và nhân viên: nước thải này chứa nhiều nhất là các chất hoạt động bề mặt như xà phòng, nước rửa tay, dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng.
- Dọn dẹp, vệ sinh: nước thải này chứa nhiều nhất là xà phòng, dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng.
Các vấn đề do dầu mỡ gây ra
Dầu mỡ trong quá trình chế biến và thức ăn thừa được xả thẳng vào nguồn nước. Dầu mỡ có đặc tính nhẹ hơn nước, không tan trong nước và có độ kết dính cao nên khi xả vào đường ống sẽ dính bám trên thành ống, nếu không được xử lý triệt để về lâu dài sẽ tích tụ dày đặc và gây ra sự cố như:
Tắc nghẽn đường ống dẫn nước
Đây là tác hại lớn nhất do dầu mỡ gây ra nguyên nhân là vì chi phí để khắc phục sửa chữa là rất lớn. Và khi hệ thống đã đi vào vận hành mà đường ống bị tắc dẫn tới phải dừng toàn bộ hệ thống xử lý lại gây ra tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp khi tính toán xây dựng ban đầu, kỹ sư thiết kế còn phải tính toán kích thường đường kính ống dẫn nước, kích thước các bể chứa nước tăng lên để đảm bảo quá trình sử dụng không bị tắc nghẽn.
Khi bị dầu mỡ bám dính, làm giảm tiết diện của đường ống, cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn có thể dẫn đến phá hủy đường ống.
Hư hỏng thiết bị
Ngoài gây ra tắc nghẽn, dầu mỡ thừa cũng ảnh hưởng đến các thiết bị như cánh quạt bơm nước. Cánh khuấy, song chắn rác, đĩa thổi khí, máy châm hóa chất ….
Đây toàn là những thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ thừa cho nên cần có biện pháp mạnh nhằm loại bỏ dầu mỡ thừa ra khỏi hệ thống xử lý nước thải.
Phát sinh mùi
Các chất hữu cơ bị mắc kẹt, lâu ngày sẽ dần bị phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu và đây cũng là “ổ” của những vi khuẩn, có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho con người.
Hệ thống xử lý nước thải có xử lý được dầu mỡ không?
Dầu mỡ bám dính trong hệ thống bơm trung chuyển, hệ thống đường ống, thành vách các bể xử lý, làm giảm hiệu quả của các công trình xử lý nước thải, khó khăn trong việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
Khi đi vào hệ thống xử lý nước thải dầu mỡ sẽ trôi nổi trên bề mặt, kết dính với các chất bẩn khác, làm kết cụm với các bông bùn thành mảng gây cản trở, ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật và ngăn cản không khi hòa tan vào nước, sinh ra các chất độc hại từ quá trình phân hủy chậm của mình.
Thêm vào đó dầu mỡ hữu cơ tồn tại trong nước thải làm tăng độ ẩm, nhầy của bùn hoạt tính, đó sẽ là một rào cản đối với tự do trao đổi oxy trong những vi si vinh xử lý nước thải. Từ đó các quá trình xử lý bị trì trệ, kém hiệu quả.
Phải làm gì khi dầu mỡ đã chảy vào đường ống và hệ thống xử lý nước thải?
Khi dầu mỡ đã chảy vào hệ thống xử lý nước thải thì quá trình xử lý dầu mỡ tại đây được xem như là xử lý phần ngọn, biện pháp cần được đưa ra cấp bách đó là:
- Kiểm tra nhà hàng, khu vực bếp ăn có sử dụng thiết bị tách dầu mỡ không?
- Kiểm tra thiết bị tách mỡ hoạt động ổn định không?
- Đối chiếu lưu lượng thiết kế và lưu lượng vận hành?
- Kiểm tra thiết kế các đường ống thoát nước có đúng kỹ thuật không?
- Hàm lượng dầu mỡ trong các bể xử lý nước thải là bao nhiêu?
Tùy theo các dự án với quy mô, công suất và thành phần tính chất khác nhau mà sẽ có phương án xử lý dầu mỡ khác nhau.
Xử lý dầu mỡ như thế nào?
Xử lý dầu mỡ trong nước thải bằng thiết bị tách dầu mỡ tại nguồn phát sinh
Loại có sẵn bán trên thị trường: Thiết bị này được thiết kế sẵn theo kinh nghiệm của nhà sản xuất, thường được khách hàng mua dựa vào không gian lắp đặt, có các kích thước phù hợp với lượng nước thải phát sinh.
Loại gia công theo thực tế: Mỗi nhà hàng, quán ăn, hộ gia đình sẽ có lượng nước thải và lượng dầu mỡ thải khác nhau. Khi khách hàng có nhu cầu xử lý sẽ được NTS tư vấn cụ thể và thiết kế riêng biệt nhằm đảm bảo xử lý triệt để lượng dầu mỡ phát sinh và tối ưu đúng với không gian sử dụng của mỗi nhà hàng, quán ăn, gia đình.
Xử lý dầu mỡ trong nước thải bằng hóa chất
Hóa chất tẩy rửa dầu mỡ được sử dụng để xử lý dầu mỡ trong nước và bám trong cống, đường ống thoát nước. Hóa chất có khả năng đánh tan dầu mỡ trước khi nước thải ra môi trường bên ngoài.
Mỗi loại hóa chất sẽ có liều lượng dùng nhất định, chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng rồi đổ hóa chất vào bể chứa nước thải hoặc đổ xuống cống, sau đó đợi 1 đến 2 tiếng để hóa chất đánh tan mỡ hoàn toàn là hoàn thành quá trình xử lý dầu mỡ trong nước thải.
Xử lý dầu mỡ trong nước thải bằng vi sinh ăn mỡ
Vi sinh ăn mỡ có 2 dạng lỏng và bột, vi sinh này có thể phân hủy dầu mỡ, các chất hữu cơ. Nghĩa là chúng sẽ lấy các chất hữu cơ, dầu mỡ là thức ăn dinh dưỡng để làm tăng sinh khối của bản thân, biến đổi thành phần cấu tạo của chất thải thành những chất đơn giản hơn, dễ xử lý hơn.
Xem thêm: 5 mẹo xử lý dầu mỡ nhà ăn trong hệ thống xử lý nước thải
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về Hệ thống xử lý nước thải có xử lý được dầu mỡ không?
Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý dầu mỡ, xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS
Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0888 167 247
Email: nts@ntse.vn
Website: https://ntse.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/www.ntse.vn/