Nước thải có độ mặn cao là một trường hợp thường gặp tại các hệ thống xử lý. Các nguồn nước thải này có hàm lượng NaCl có thể lên đến 20-30 g/l. Để xử lý nước thải có độ mặn cao, các nhà vận hành phải loại bỏ đi các chất muối hòa tan vượt qua ngưỡng cho phép có trong nguồn nước. Thế bạn đã biết các phương pháp xử lý phổ biến và hiệu quả hiện nay chưa?
Chưng cất nhiệt
Với phương pháp này, nước thải được xử lý bằng cách đem đun tới nhiệt độ sôi và bốc hơi. Lúc này, hơi sẽ thoát ra qua đường ống và ngưng tụ thành dạng lỏng. Phần còn lại trong nồi đun là muối sẽ được tiếp tục xử lý hoặc dùng cho mục đích khác.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng được cho tất cả các độ mặn khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm đi kèm là chi phí rất cao nên thường không được sử dụng. Hơn nữa, phần nước sau khi được xử lý qua chưng cất cũng không còn giữ lại được khoáng chất.
Điện phân
Đây là phương pháp loại bỏ các ion natri và các ion clo ra khỏi nước. Lúc này độ mặn của nước thải sẽ giảm đi do không còn muối NaCl.
Thiết bị điện phân có cấu tạo gồm hai thanh than chì hoặc dây sắt có tính dẫn điện cao và được phủ một lớp điện cực cacbon bên ngoài để biến thành 2 cực âm và dương.
Để thực hiện điện phân, ta cho thiết bị này vào và kết nối hệ thống với nguồn điện bên ngoài. Khi điện áp chênh lệch giữa 2 dây nhỏ (1-2 volt), sẽ tạo ra hai cực âm dương hút lấy các ion Natri điện dương và ion Clo điện âm.
Với phương pháp này, nước thải loại bỏ được muối mặn nhanh chóng, tuy nhiên lại tiêu tốn nhiều năng lượng điện để vận hành hệ thống.
Xem thêm: Giải pháp xử lý mùi hôi của nước thải vừa hiệu quả lại tiết kiệm
Thẩm thấu ngược RO
Phương pháp xử lý này được áp dụng khá phổ biến hiện nay, thực hiện bằng cách dùng máy xử lý nước mặn và lọc bằng màng lọc RO.
Trong quá trình tiến hành, máy tăng áp sẽ hỗ trợ nhằm nâng cao lực đẩy nước đi qua các màng lọc của máy lọc. Các cặn bẩn và ion sẽ bị giữ lại trên các màng lọc, còn nước sạch được cho ra ngoài.
Quy trình xử lý bằng RO :
Giai đoạn 1: cho nước thải đi qua bộ lọc thô để loại bỏ chất rắn, điều chỉnh độ pH, độ cứng của nước,…
Giai đoạn 2: dùng máy bơm tăng áp để gia tăng lực đến 400 psi.
Giai đoạn 3: lọc qua màng RO cho ra thành phẩm có nồng độ muối thấp với ít hơn 500 mg/l chất rắn hòa tan.
Giai đoạn 4: ổn định nguồn nước, cân bằng pH và khử trùng trước khi đưa sang hệ thống tiếp nhận.
Khi áp dụng phương pháp này cần chú ý: màng lọc RO có thể bị tắc nghẽn cũng như xuống cấp qua quá trình sử dụng nên phải kiểm tra làm sạch và thay thế thường xuyên.
Bổ sung vi sinh có khả năng chịu mặn cao
Trong môi trường nhiễm mặn, vi sinh vật mất đi hoạt tính vì xảy ra quá trình plasmolysis. Đây cũng nguyên nhân vì sao các phương sinh học truyền thống trước đây không còn mang lại nhiều tác dụng.
Tuy nhiên đối với vi sinh vật chịu mặn như Halophilic (ưa muối) và Halotolerant (chịu muối) thì lại khác bởi chúng cần muối ăn để tăng trưởng và có khả năng tích lũy hàm lượng chất tan thẩm thấu khác nhau. Do đó, bổ sung các chủng vi sinh này vào hệ thống xử lý sẽ giúp tăng cường hiệu suất xử lý đáng kể.
Ngoài các vi khuẩn chịu mặn, các chủng nấm men đã thích nghi với môi trường có độ mặn cao cũng được sử dụng rộng rãi vì khả năng xử lý loại nước thải này hiệu quả.
Để được tư vấn cụ thể hơn về xử lý nước thải có độ mặn cao, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ cùng doanh nghiệp của bạn tìm ra giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất.