Giải pháp xử lý mùi hôi của nước thải vừa hiệu quả lại tiết kiệm

xử lý mùi hôi của nước thải

Xử lý mùi hôi của nước thải là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Hầu hết mọi người đều mong muốn tìm kiếm những giải pháp vừa mang lại hiệu quả tốt vừa tiết kiệm chi phí, nhanh chóng.

1/ Mùi hôi của nước thải phát sinh từ đâu?

Có thể nói, nước thải luôn có những mùi khó chịu do quá trình phân hủy của các chất có trong nước. Các nhóm mùi phổ biến vừa gây khó chịu vừa ảnh hưởng đến ô nhiễm bầu không khí và môi trường xung quanh như Amoniac, hydrosulfua, metan, butan… Muốn xử lý triệt để mùi hôi trong nước thải cần biết rõ thành phần có trong nước thải cũng như nguồn gốc từ đâu.

xử lý mùi hôi của nước thải

Mùi từ nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất trong các ngành chế biến thủy hải sản, cao su, hóa chất, bột tôm… có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo đều phát sinh mùi hôi. Các nguyên liệu bản thân đã có mùi đặc trưng. Vì thế khi phân hủy, các hợp chất hữu cơ trong nguyên liệu cũng gây ra mùi vô cùng khó chịu.

Mùi từ quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, mùi hóa chất, phụ phẩm, mùi hữu cơ phát sinh trong công đoạn sấy, chưng cất cũng là vấn đề đáng quan tâm cần được xử lý.

Mùi từ hệ thống nước thải do bay hơi hoặc lên men

Hệ thống xử lý nước thải có thể gây ra hiện tượng bay hơi và lên men sinh học tại các khu vực bể như thu gom, điều hòa, tách dầu mỡ, lắng, xử lý kỵ khí, xử lý bùn, xử lý hiếu khí… Đây cũng là nguyên nhân phát sinh mùi hôi khó chịu.

Mùi hôi ở bể điều hòa:

Nguyên nhân là do lượng khí được cấp vào trong bể không đủ dẫn đến quá trình phân hủy kỵ khí. Khi đó các vi sinh vật yếm khí hoạt động tạo ra H2S và CH4 gây ra mùi hôi khó chịu

Mùi hôi ở bể sinh học:

Nguyên nhân là do vi sinh vật trong nước thải bị chết, các chất bẩn và bùn tích tụ từ ngày này đến ngày khác  gây ra tình trạng phân hủy kỵ khí làm phát sinh mùi hôi khó chịu. 

Mùi hôi trong quá trình xử lý bùn:

Nguyên nhân do lượng bùn tồn động cao, hệ thống xử lý bùn không hiệu quả gây ra hiện tượng ứ bùn lâu ngày thì sẽ gây ra mùi hôi

Mùi hôi từ hóa chất:

trường hợp này là do việc sử dụng và bảo quản hóa chất không được tốt 

Mùi từ thành phần khí ô nhiễm

Các khí ô nhiễm gây mùi thường chứa nhóm các chất như amoniac, hydrosulfua, các nhóm chất từ thuốc bảo vệ  thực vật, dung môi hữu cơ như metan, butan, xylen, benzen, toluen, xiclohexanon… Ngoài ra, các chất rất khó định lượng, bay hơi ở nhiệt độ thường cũng gây mùi, điển hình là các chất thuộc ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm…

Tham khảo: 5 nguyên nhân làm bùn hoạt tính trong xử lý nước thải hoạt động kém hiệu quả 

2/ Tác hại của mùi hôi từ nước thải

Mùi hôi từ nước thải nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến dân cư khu vực xung quanh.

Mùi hôi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người khi hít phải, gây ức chế khó chịu, làm xấu cảnh quan, khuôn viên xung quanh.

xử lý mùi hôi của nước thải

Mùi hôi từ nước thải về lâu dài có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng chức năng phổi, các bệnh đường hô hấp, các bệnh về da…

Nếu mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải chính là dấu hiệu cho thấy hệ thống đang gặp sự cố. Chất lượng nước sau khi xử lý nếu không được can thiệp kịp thời sẽ chính là hiểm họa đối với môi trường.

Tham khảo: Phương pháp Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh đạt hiệu quả tốt nhất

3/ Các giải pháp xử lý mùi hôi của nước thải

–  Đối với nước thải công nghiệp, biện pháp xử lý khá đa dạng. Mỗi giải pháp sẽ có những ưu điểm riêng cũng như quy trình và khâu xử lý khác nhau. Một số cách đang áp dụng khá phổ biến như:

– Nâng cấp hệ thống máy móc, quy trình sản xuất. Đồng bộ hệ thống để sản xuất theo quy trình sạch sẽ hơn, ít xả thải hơn. Giảm thiểu chất thải ra môi trường, tránh mùi hôi.

– Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, giúp giảm độc hại của các chất thải trong quá trình xử lý.

– Pha loãng nồng độ chất thải có mùi bằng việc nâng chiều cao ống thải, tăng tốc độ dòng chảy, xây thêm ống thông gió để tránh tích tụ mùi.

xử lý mùi hôi của nước thải

– Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp sử dụng hóa chất xử lý mùi hôi qua 3 giai đoạn: Hấp thụ chất thải bằng dung dịch kiềm, hấp thụ bằng axit mạnh, oxi hóa để phân hủy hợp chất gây mùi.

– Xử lý mùi hôi của nước thải bằng vi sinh của một số hãng như: Microbe-Lift, Ecolo Airsolution, BIO AIR… vừa giảm thiểu ô nhiễm vừa hạn chế mùi hôi của nước thải một cách tối đa. 

– Tính toán lượng khí sục vào bể điều hòa, cụm bể sinh học hợp lý đảm bảo không có quá trình kỵ khí.

– Nên có khu vực chứa hóa chất thông thoáng, có mái che đậy tránh trường hợp phát sinh mùi.

– Thu gom và xử lý bùn đúng định kỳ, áp dụng các phương pháp máy ép bùn, sân phơi bùn… để xử lý triệt để.

Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn đều có thể gặp phải các tình trạng ô nhiễm nước thải gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của công nhân, cán bộ trong nhà máy cũng như người dân xung quanh. Nhiều khu công nghiệp thường sản xuất với khối lượng lớn mỗi ngày đồng nghĩa với lượng chất thải khổng lồ đổ ra môi trường. Để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và môi trường xung quanh, bạn có thể liên hệ với NTS Engineering, một đơn vị uy tín và nhiều kinh nghiệm trong xử lý mùi hôi của nước thải để có được những lời tư vấn, lời khuyên hữu ích.

NTS Engineering sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục được tình trạng này bằng việc khảo sát thực tế, kiểm tra kỹ nguồn nước thải cũng như đưa ra phương án hợp lý. Mọi yêu cầu đề ra của doanh nghiệp được chúng tôi nghiên cứu, tư vấn kỹ lưỡng và xây dựng các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhất, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *