Xử lý nước thải bằng vi sinh vật ngày càng phổ biến, đây được xem là công nghệ xử lý sinh học thân thiện với môi trường, có hiệu quả cao và ít chi phí. Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, quá trình nuôi cấy vi sinh là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Quá trình này thường diễn ra cuối cùng, sau khi quá trình xây dựng lắp đặt mới hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải hoàn thành. Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của vi sinh vật là yếu tố quyết định tới hiệu quả xử lý nước thải. Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải được tiến hành theo các bước như sau:
1. Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh
- Để kiểm tra được người kiểm tra phải có kiến thức về công nghệ xử lý nước thải, hiểu được các nguyên lý, cơ chế xử lý của từng công trình, người có kinh nghiệm thực tế.
- Kiểm tra lại hoạt động của các thiết bị, máy móc trong hệ thống xử lý nước thải hoạt động có ổn định không.
- Kiểm tra lưu lượng nước thải cấp về hệ thống xử lý nước thải có đủ điều kiện để hoạt động hệ thống (khoảng 40 – 50% lưu lượng thiết kế). Tiến hành tích trữ, lưu nước thải ở bể điều hòa.
- Kiểm tra nồng độ các thông số ô nhiễm cơ bản của nước thải đầu vào như pH (6,5 – 8,5), nhiệt độ (10 – 40oC), COD, amoni, photpho, TSS… đảm bảo nồng độ ô nhiễm nằm trong khoảng cho phép có thể ứng dụng công nghệ xử lý bằng sinh học.
- Kiểm tra nước thải đầu vào không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và các chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật…
2. Nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải
Để theo dõi quá trình nuôi cấy vi sinh, tốt nhất bạn nên ghi lại “Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải”, mô tả tất cả việc đã làm theo từng ngày. Những thông tin sẽ rất có giá trị để tính toán tối ưu chi phí vi sinh, tăng hiệu quả xử lý và xử lý các tình huống sự cố.
Bước 1: Khởi động hệ thống xử lý nước thải, cài đặt các thông số của các thiết bị trong hệ thống như: bơm chìm, máy khuấy chìm, máy thổi khí, bơm định lượng và van điện. Điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý sinh học.
Bước 2: Bật bơm điều hòa cấp nước thải vào hệ thống. Đối với nước thải sinh hoạt, nồng độ ô nhiễm trong nước thải không cao cho nên chúng ta có thể cấp nước thải vào đầy 2/3 bể. Đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm cao như nước thải trong quá trình sản xuất, công nghiệp thì cần pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm. Cấp nước thải vào khoảng 1/3 bể, tiếp tục cấp nước sạch vào đến 2/3 bể để pha loãng.
Bước 3: Bật máy thổi khí để cấp khí vào cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tàn đảm bảo DO = 2 – 4 mg/l.
Bước 4:
Ngày 1:
- Tiến hành nạp bùn vi sinh với lượng đã được tính toán trước vào cho hệ thống xử lý nước thải, nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 15 – 20% thể tích. Sục cấp khí liên tục 24/24 để bùn thích nghi.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Phá bùn nổi dạng cục trên trên bề mặt bể (nếu có)
- Sau mỗi 2 giờ kiểm tra lại nồng độ DO, pH, nhiệt độ, SV30. Tiến hành ghi chép số liệu ban đầu.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 2:
- Tắt máy sục khí. Để lắng 30 phút đến 2h sau đó cho nước trong ra. Tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên khoảng 5% lưu lượng nước thải phát sinh.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh Microbe – Lift IND.
- Kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 3:
- Tắt máy sục khí. Để lắng 30 phút đến 2h sau đó cho nước trong ra. Tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên khoảng 5% lưu lượng nước thải phát sinh.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh Microbe – Lift IND.
- Kiểm tra, pH, DO, màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 4 và 5:
- Tắt máy sục khí. Để lắng 30 phút đến 2h sau đó cho nước trong ra. Tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên khoảng 5% lưu lượng nước thải phát sinh.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 6:
- Tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên khoảng 10% lưu lượng nước thải phát sinh.
- Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh Microbe – Lift IND và Microbe – Lift N1.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Lúc này nước thải đã ra bể bình thường và vi sinh đã tương đối thích nghi với nước thải. Kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, màu, mùi của bùn, khả năng kết bông, kiểm tra thông số SV30 đạt khoảng 15 – 25%. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 7, 8, 9:
- Tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên khoảng 10% lưu lượng nước thải phát sinh.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, màu, mùi của bùn, khả năng kết bông, kiểm tra thông số SV30 đạt khoảng 15 – 25%. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 10, 11:
- Tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên khoảng 15% lưu lượng nước thải phát sinh.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh Microbe – Lift IND và Microbe – Lift N1.
- Lúc này vi sinh đã thích nghi với nước thải. Kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, màu, mùi của bùn, khả năng kết bông, kiểm tra thông số SV30 đạt khoảng 15 – 25%. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
- Ở thời điểm này nước trong đã ra ngoài lắng. Ta tiến hành kiểm tra các thông số nước thải đầu ra như pH, amoni, nitrat, COD… để có đánh giá điều chỉnh thông số vận hành.
Nhật ký nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải – Ngày 12 trở đi:
- Điều chỉnh lại lưu lượng tối ưu cho hệ thống
- Bổ sung thêm dinh dưỡng để cân đối chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển (nếu cần).
- Duy trì thông số SV30 đạt khoảng 15 – 25%.
- Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, pH, DO, màu, mùi của bùn, khả năng kết bông. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
- Kiểm tra các thông số nước thải đầu ra như pH, amoni, nitrat, COD…
Sau ngày này, tiếp tục theo dõi các thông số theo từng ngày và điều chỉnh vi sinh khi cần.
Lời kết
Để biết thêm thông tin về loại bùn vi sinh, phương pháp nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải của bạn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.