Xử lý nước thải sinh hoạt là công đoạn vô cùng cần thiết nhằm góp phần ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Còn rất nhiều lý do mà chúng ta cần xử lý nước thải trước khi đưa trở lại môi trường? Cùng NTSE tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là lượng nước được thải ra từ các hộ gia đình, nhà xưởng, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, các cơ sở sản xuất và những công trình công cộng khác sau khi được sử dụng với mục đích phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người.
Tính chất, thành phần trong nước thải sinh hoạt
Thành phần trong nước thải sinh hoạt bao gồm cặn bã, các chất hữu cơ bị phân hủy, dầu mỡ, chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho), hàng triệu vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật gây bệnh khác.
Theo tính chất, nước thải sinh hoạt được chia làm hai loại bao gồm: nước thải đen (nguồn nước thải ra từ nhà vệ sinh, bể phốt) và nước thải xám (nguồn nước thải ra từ hoạt động tắm giặt, ăn uống và vệ sinh hàng ngày).
Một số thông số đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt thông thường như sau:
- COD: <500 mg/l
- BOD: <250 mg/l
- TSS (Tổng chất rắn lơ lửng): <200 mg/l
- Amoni: <80 mg/l
- PH: 5-8
3 lý do cần phải xử lý nước thải sinh hoạt
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của con người và các loài động vật. Sau đây là 3 lý do mà hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt lại dần trở nên vô cùng quan trọng:
1/ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Môi trường nước bao gồm sông, suối, ao, hồ, đầm, lầy, biển…là môi trường sinh sống của hàng trăm loài cá, vi sinh vật và các thủy hải sản khác. Ngoài ra, động vật hoang dã cũng cần nguồn nước sạch để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, môi trường nước có hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, kích thích rong tảo phát triển mạnh mẽ, dẫn đến hậu quả là làm chết các sinh vật trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng.
Chất rắn lơ lửng trong nước thải sinh hoạt không được xử lý cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước và tài nguyên thủy sinh, tăng độ đục của nước, giảm khả năng quan hợp của một số sinh vật hoại sinh.
Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, làm suy giảm nồng độ oxy trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan giảm gây tổn hại nghiêm trọng đến đời sống hệ sinh vật thủy sinh.
Vì vậy, xử lý nước thải sinh hoạt chính là cách góp phần bảo toàn được nguồn nước sạch, nâng cao chất lượng môi trường sống cho động vật hoang dã, ngăn ngừa nguồn bệnh lây nhiễm trên diện rộng và ngăn ngừa vấn nạn ô nhiễm môi trường.
2/ Phòng ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe
Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải ô nhiễm có thể gây bệnh đến thực vật, động vật, thậm chí là cả con người. Bởi các chất hữu cơ phân hủy trong nước thải sinh hoạt sẽ gây mùi hôi khó chịu, phát tán trong không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
>>> Xem thêm: Hệ thống lọc nước máy cho gia đình và những lý do nên lắp đặt ngay
Ngoài ra, các vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước thải tự nhiên có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình sử dụng, gây lây nhiễm rất nhiều những căn bệnh ngoài da nguy hiểm. Vì thế, mục đích chính của việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh trước khi đưa nước trở lại môi trường bình thường và tái sử dụng.
3/ Nâng cao chất lượng cuộc sống
Nước không chỉ là nguồn cung cấp nước uống và sinh hoạt hàng ngày cho con người mà nó còn được tận dụng tạo ra các khu giải trí như khu du lịch biển, hồ bơi, dịch vụ câu cá, đài phun nước tại các công viên,…nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. Vì vậy, đưa hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để lọc nước, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là điều cần thiết.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong đời sống hiện nay. Hãy đảm bảo rằng nguồn nước luôn sạch để chất lượng cuộc sống của cả con người, động – thực vật luôn được đảm bảo! Nếu còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ với NTS Engineering để có được phương án xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.