Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động đời sống và sinh hoạt của con người. Trước tình trạng ô nhiễm nước đáng báo động như hiện nay thì việc xử lý ô nhiễm là rất cần thiết để bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó, xử lý nước cứng tại nhà cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi hiện tượng nước cứng cũng được xem là hiện tượng nguồn nước sử dụng đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Vậy nước cứng là gì? Vì sao cần xử lý nước cứng trước khi sử dụng? Những biện pháp nào được áp dụng để xử lý nước cứng tại nhà? Những câu hỏi nêu trên sẽ được giải đáp trong toàn bộ bài viết dưới đây để giúp cô chú, anh chị có những cách xử lý tốt nhất nước cứng tại nhà.
Nước cứng là gì? Cách đơn giản để nhận biết nước cứng
Nước cứng (Hard Water) là nước có chứa nhiều hàm lượng ion như Mg2+ và Ca2+. Tổng hàm lượng hai ion Mg2+ và Ca2+ sẽ quyết định tính chất của nước. Cụ thể hơn, nước cứng có chứa trên 3mg/ L Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+). Khi nước cứng chứa nhiều cation, độ cứng của nước sẽ đo được là: 1 mg/l tương tương với 20.04 mg Ca2+ và 12.16 Mg2+.
Trái ngược với nước cứng thì nước mềm chứa rất ít ion Ca2+, Mg2+. Vì thế nước mềm không gây cáu cặn khi đun sôi, không phá hỏng thiết bị trong nhà. Chính vì thế:
- Bằng biện pháp đun sôi nước chúng ta có thể nhận biết được đó là nước cứng hay nước mềm. Nếu là nước cứng, thì sẽ có rất nhiều những cáu cặn.
- Hoặc bằng mắt thường, nếu quan sát những vật dụng trong nhà tiếp xúc lâu ngày với nguồn nước cứng như ống nước, vòi nước nhìn thấy nhiều mảng bám cáu cặn thì nguồn nước của bạn đang sử dụng là nước cứng.
- Ngoài ra, còn có thể sử dụng xà phòng hòa tan vào nước, là nước mềm thì xà phòng sẽ tạo bọt rất nhiều, nước cứng thì tạo ít bọt hơn vì nước cứng không có khả năng hòa tan xà phòng cao. Cần xử lý nước cứng tại nhà trước khi sử dụng để được hiệu quả tốt hơn.
Vậy sử dụng nước cứng chưa qua xử lý lâu ngày có ảnh hưởng gì không?
Vì sao phải xử lý nước cứng
Nước cứng khoảng 100mg/ lít rất tốt cho sức khỏe bởi vì trong nước có chứa nhiều ion khoáng có lợi. Vì thế, khi uống nước cứng loại này, cơ thể chúng ta sẽ được bổ sung thêm nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi nước có độ cứng cao hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người tiêu dùng cũng như cuộc sống hàng ngày, sản xuất,… Vì thế, xử lý nước cứng tại nhà trước khi sử dụng là điều vô cùng cần thiết.
Nước cứng ảnh hưởng đến hoạt động đời sống
Tác hại đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến đó là nước cứng sẽ làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng vì nước cứng không thể hòa tan hết 100% lượng xà phòng khi cho vào cho dù có khuấy đến mức nào cũng không thể hòa tan hết được. Ngoài ra, khi giặt quần áo bằng nước cứng còn làm vải quần áo nhanh mục, quần áo dễ bị phai màu. Đặc biệt là trên quần áo vẫn còn bám vết bẩn và bột xà phòng chưa tan gây cảm giác rất khó chịu.
Nước cứng sẽ làm những thiết bị nhà tắm, nhà bếp, bồn rửa tay nhà bạn bị gỉ sét, bị đóng bẩn. Hơn nữa, nước cứng sử dụng lâu ngày còn có tác hại lắng cặn, gây tắc đường nước, tạo ra vết ố vàng trên nhiều vật dụng trong gia đình khi tiếp xúc quá nhiều với nguồn nước. Vì thế, sẽ rất phiền phức khi phải vệ sinh thường xuyên, chi trả thêm khoản phí để thay thế những vật dụng hoặc phụ kiện.
Nếu sử dụng nước cứng để nấu ăn sẽ khiến thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị, thực phẩm sẽ không còn mùi vị như ban đầu. Đặc biệt, khi bạn pha cafe hay trà, bạn sẽ nhận thấy nước sau khi pha có màu đậm hơn, hương vị của cafe hay trà cũng thay đổi khác.
Nước cứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
Việc sử dụng nước cứng với hàm lượng cao chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Sử dụng nước cứng để tắm sẽ không hòa tan xà bông tạo ra các cặn bám trên cơ thể gây ra hiện tượng khô da, khô tóc, dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí là viêm da nếu da không được rửa sạch.
Nồng độ khoáng chất trong nước cứng ảnh hưởng đến sức khỏe khi bạn uống nó. Hàm lượng Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+) cao ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo một số nghiên cứu, cả bệnh tim và bệnh huyết áp cao có nguyên nhân là sử dụng nước cứng để uống. Ngoài ra, uống nước cứng thường xuyên còn gây ra các bệnh: sỏi thận, sỏi tiết niệu, tắc tĩnh, động mạch.
Đối với một số trường hợp sử dụng nước cứng để sắc thuốc bắc, thuốc nam còn làm thay đổi tác dụng của thuốc mà còn gây ra những tác dụng phụ khác rất nguy hiểm.
Vậy làm thế nào để xử lý nước cứng tại nhà một cách đơn giản mà hiệu quả nhất?
Những biện pháp xử lý nước cứng tại nhà
Với những tác hại mà nước cứng gây ra thì chúng ta cần xử lý nước cứng tại nhà trước khi sử dụng. Những biện pháp sau đây mà cô chú và anh chị có thể tham khảo để áp dụng xử lý nguồn nước cứng tại nhà:
-
Phương pháp sử dụng nhiệt:
Đun nước là phương pháp đơn giản nhất và tiết kiệm nhất tại mọi gia đình. Chỉ cần đun sôi nước và để cho cáu cặn lắng xuống thì có thể sử dụng.
-
Sử dụng những hạt nhựa trao đổi ion trong nước cứng:
Chúng hoạt động bằng cách loại bỏ các ion Ca2+, Mg2+ ra khỏi nước và thay thế bằng các ion có ích khác như Natri hoặc Kali bao phủ bởi các hạt nhựa trao đổi ion. Đây là biện pháp hóa học đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên sẽ hơi bất tiện và mất thời gian vì bạn sẽ phải tìm mua các hạt này và tìm cách để sử dụng chúng.
-
Sử dụng hệ thống lọc nước màng lọc RO.
Hệ thống lọc này không chỉ xử lý nước cứng, mà còn có thể cho ra nước uống trực tiếp. Nước được lọc hoàn toàn các tạp chất, cặn bẩn có hại, cho ra loại nước tinh khiết như nước cất. Các máy lọc RO thường có bộ cân bằng khoáng chất trong nước, rất có lợi cho sức khỏe gia đình.
Đây là biện pháp NTS cật lực đề cử cho bạn. Vì nó tiện lợi và đảm bảm tốt nhất các thành phần vi chất trong nước. Sức khỏe gia đình bạn sẽ được đảm bảo vì nước là thứ uống hằng ngày. Nếu bạn muốn đầu tư cho gia đình một hệ thống lọc nước đạt chuẩn, vừa xử lý nước cứng, vừa xử lý luôn chất ô nhiễm, hãy liên hệ đến NTS Engineering.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS
Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0888 167 247
Email: nts@ntse.vn
Website: https://ntse.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/www.ntse.vn/