Xử lý nước thải cao su mà một quy trình mà mọi nhà máy chế biến, sản xuất cao su nên quan tâm đặc biệt. Quy trình này đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau thì mới đảm bảo quá trình xử lý được triệt để, hiệu quả. Vậy, các phương pháp xử lý đó là gì và tính chất nước thải cao su ra sao? Cùng NTSE tìm hiểu và khám phá trong bài viết này!
Thành phần và tính chất nước thải cao su
Nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất và chế biến cao su bao gồm quá trình sấy trộn, công đoạn đông tụ, gia công cơ học và nước thải phát sinh từ khâu rửa máy móc thiết bị và bồn chứa.
Đặc trưng của nước thải cao su bao gồm:
- Hàm lượng axit acetic, đường, protein,…vượt quá chỉ số cho phép.
- Hàm lượng COD đạt ngưỡng 15.000 mg/l, BOD thì cũng đạt 12.000 mg/l.
- Tỷ lệ BOD/COD trong nước thải cao su là 0.60 – 0.88.
- Độ pH thấp từ 4.0 – 5.5 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su.
- Hàm lượng Nitơ dạng amoniac (1000 mg/l) và Photpho (400 mg/l) cũng rất cao.
- Thành phần 90% là chất thải rắn dễ bay hơi.
- Protein phân hủy trong môi trường axit tạo ra mùi hôi, đồng thời cũng tạo ra nhiều khí độc như NH3, CH3COOH, H2S, CO2, CH4…gây ô nhiễm môi trường.
Việc bỏ qua không xử lý nước thải cao su có thể gây ra những tác hại khôn lường đến môi trường và sức khỏe con người.
1/ Ảnh hưởng đến môi trường:
- Nước thải cao su chứa hàm lượng chất hữu cơ, cao su đông tụ cao làm nước bị đục, nổi váng và bốc mùi hôi thối.
- Hàm lượng chất hữu cơ cao ảnh hưởng đến quá trình oxy hòa tan vào nước, dẫn đến hàm lượng DO trong nước rất thấp, làm chết vi sinh vật thủy sinh, cản trở sự phát triển của hệ thực vật trong nước.
2/ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
- Thời gian lưu trữ nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit gây phát sinh mùi hôi thối.
- Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc, cũng như người dân ở xung quanh.
- Nước thải cao su chưa qua xử lý có nồng độ ô nhiễm cao làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất nếu xả trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối, tầng nước ngầm…, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Với những tác hại đã kể trên, chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp để có thể cho ra một quy trình xử lý nước thải cao su đạt chuẩn. Vậy, đó là những phương pháp gì?
Các phương pháp xử lý nước thải cao su có thể kết hợp
1/ Phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý nước thải cao su bằng cơ học là sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn để tách các chất rắn không tan, có kích thước lớn, lơ lửng ra khỏi nước thải dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc trọng lực. Quy trình bao gồm các công đoạn như sau: song chắn rác, bể tuyển nổi, bể lắng 1 và 2.
2/ Phương pháp hóa – lý
Đây là phương pháp sử dụng hóa chất keo tụ để trung hòa nước thải về độ pH 6.5 – 8.5, sau đó, tách các chất lơ lửng ở dạng keo có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Quy trình bao gồm các công đoạn xử lý sau bể keo tụ – tạo bông.
3/ Phương pháp sinh học
Phương pháp này dùng để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải cao su nhờ vào hệ vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí. Quy trình bao gồm bể xử lý sinh học hiếu khí và bể xử lý sinh học kỵ khí.
Nước thải cao su có nồng độ chất ô nhiễm cao và là loại nước thải khó xử lý nên cần phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý từ cơ học, hóa học, lý học đến sinh học để đưa nước thải đạt ngưỡng quy chuẩn đầu ra.
>>> Tham khảo: 3 quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí phổ biến hiện nay
Ưu điểm của các phương pháp xử lý nước thải cao su
- Xử lý nước thải cao su đầu ra đạt chuẩn theo quy định của pháp luật QCVN 01:2015/BTNMT (Quy chuẩn nước thải cao su).
- Vận hành đơn giản, sử dụng ít hóa chất, tiết kiệm chi phí.
- Dễ lắp đặt, bảo trì, tốn ít chi phí nhân công.
- Sử dụng cả 3 phương pháp kết hợp tạo nên hệ thống xử lý hoàn chỉnh, phương pháp hóa lý được áp dụng trước khi áp dụng phương pháp sinh học sẽ giúp tránh sốc tải.
- Linh động trong cơ chế vận hành, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cao su mọi lúc mọi nơi.
- Hiệu suất xử lý cao đối với nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao như BOD, COD,….
Để có thể xử lý nước thải cao su đạt chuẩn, đòi hỏi cần phải có kỹ thuật và chuyên môn cao để xây dựng một quy trình và vận hành bài bản, khoa học. Nếu còn thắc mắc gì thì liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn chi tiết nhé!