Bạn không biết cách điều chỉnh độ pH trong nước thải để hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả nhất? Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, đội ngũ kỹ thuật của NTSE sẽ hướng dẫn bạn cách tăng, giảm độ pH trong nước thải ở mức tốt nhất để mang lại hiệu quả xử lý tối ưu cho hệ thống.
1/ Độ pH trong nước thải nên điều chỉnh ở ngưỡng bao nhiêu là tốt nhất?
Có nhiều cách điều chỉnh độ pH trong nước thải, tuy nhiên trước hết bạn cần biết vai trò của chỉ số pH trong hệ thống xử lý nước thải cũng như độ pH cần được điều chỉnh về mức bao nhiêu là hợp lý nhất để hệ thống hoạt động hiệu quả.
Trong quá trình xử lý nước thải, nồng độ pH có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cụ thể đối với các hệ thống sử dụng phương pháp xử lý sinh học thì độ pH cần đạt chuẩn để vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Còn các quá trình hóa học sử dụng keo tụ nước thải, làm khô bùn hoặc Oxy, các hợp chất như ion cyanua thì độ pH đòi hỏi phải được duy trì ở một giới hạn cụ thể.
Thực tế nồng độ pH bao nhiêu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là dựa vào phương pháp xử lý mà hệ thống sử dụng và đặc trưng nước thải. Chẳng hạn các công trình xử lý nước thải áp dụng quá trình xử lý sinh học thì độ pH tối ưu nhất sẽ nằm trong ngưỡng từ 6.5- 8.5. Đây là ngưỡng phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, từ đó mang lại hiệu suất xử lý tối ưu. Lưu ý mà các nhà vận hành cần nắm đó là độ pH nên tối ưu ở ngưỡng phù hợp nhất với chủng vi sinh vật. Ví dụ nhóm vi khuẩn Nitrit sẽ phát triển ở ngưỡng 4.8-8.8 còn vi khuẩn Nitrat sẽ hoạt động tốt ở ngưỡng có pH từ 6.5-9.3.
Ngoài ra, độ pH còn phụ thuộc vào đặc trưng nước thải. Chẳng hạn cùng là nước thải công nghiệp nhưng nước thải dệt nhuộm sẽ có độ pH khác nước thải cao su, hoặc cùng 1 loại nước thải nhưng sử dụng hóa chất khác nhau, tải lượng khác nhau thì độ pH cũng không giống nhau.
Chính vì vậy mỗi hệ thống sẽ có những chỉ số phù hợp nhất về độ pH, nhà vận hành cần nắm được chỉ số này để theo dõi, nếu chỉ số không phù hợp thì cần tiến hành điều chỉnh để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ thống.
Tham khảo: Các yếu tố ảnh hưởng quá trình nitrat hóa trong xử lý nước thải
2/ Cách điều chỉnh độ pH trong nước thải đúng chuẩn
Để điều chỉnh độ pH trong nước thải hầu hết người ta sẽ sử dụng hóa chất mạnh. Cụ thể để giảm độ pH về ngưỡng phù hợp thường sẽ dùng axit như Axit Cacbonic, Axit Clohydric, Axit Sunfuric bằng cách pha loãng axit vào nước từ từ (không làm ngược lại cho nước vào axit). Ngược lại để tăng độ pH thường bổ sung kiềm bằng Soda (Natri Cacbonat) và NaOH hay còn gọi là xút ăn da.
Với quy mô lớn thường dùng bơm định lượng để châm hóa chất, đảm bảo độ pH điều chỉnh tự động phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hóa chất để đảm bảo độ pH tăng vừa đủ.
Như vậy nồng độ pH trong nước thải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó nhà vận hành cần thường xuyên kiểm tra để có phương án điều chỉnh phù hợp nhất giúp hệ thống vận hành hiệu quả, tránh các sự cố điển hình như vi sinh không hoạt động hoặc chết.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm xử lý các dự án thực tế, NTSE sẽ giúp bạn tư vấn chi tiết hơn về cách điều chỉnh độ pH trong nước thải phù hợp nhất với đặc điểm hệ thống cũng như tính chất nước thải của doanh nghiệp.
Để được tư vấn chi tiết, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247
Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z