Trang chủ / Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước là vấn đề được nhiều người quan tâm. Biết được nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm cách khắc phục kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nước chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất và là thành phần không thể thiếu trong việc duy trì sự sống con người. Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ô nhiễm môi trường nước gây ra hậu quả nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì thế, cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để tìm cách khắc phục kịp thời, hiệu quả.

1/ Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

Do các điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tác động lớn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường nước như lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán… Những nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước trong tự nhiên như ao, hồ, suối, sông, nguồn nước ngầm, nước mưa, nước biển…

Do quá trình tăng dân số

Bùng nổ dân số là nguyên nhân tác động đến việc ô nhiễm môi trường nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều, dân số tăng vọt kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các dịch vụ du lịch…

nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

Các hoạt động trong đời sống luôn cần có sự hiện diện của nhân tố nước. Con người với một loạt các hoạt động hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường nước.

Do rác thải trong sinh hoạt

Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường nước. Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, con người đã có ý  thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tối giản đồ đạc, xu hướng sống xanh để giữ gìn sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Do rác thải y tế

Thực trạng các bệnh viện, cơ sở  y tế trên cả nước chưa có hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ  y tế như hiện nay, rác thải không được xử lý đúng quy định có tác động tiêu cực đến môi trường nước.

Do quá trình sản xuất nông nghiệp

Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp được xem là ngành sản xuất chính. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều cùng tầng địa hình đa dạng, đồng bằng, trung du, đất đai màu mỡ, người dân phát triển đa dạng ngành nông nghiệp cây trồng, vật nuôi. Canh tác nông nghiệp cần lượng nước lớn để tưới tiêu, chăn nuôi, vệ sinh vườn chuồng, xây dựng… Điều này kéo theo nguồn nước thải ra môi trường rất lớn và hầu như chưa được xử lý đúng cách. 

Ngoài ra, các nguyên vật liệu trong nông nghiệp được sử dụng khá nhiều như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất kích thích, phân bón hóa học… cũng là tác nhân không nhỏ, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm cũng như hệ thống nước trên bề mặt như ao, hồ, sông, suối…

Do quá trình sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và có nguồn nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại, vừa là tác nhân gây ô nhiễm nước ngọt, vừa gây ô nhiễm đại dương, đặc biệt là công nghiệp dầu mỏ.

Do quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa bao gồm quy hoạch đất đai thành chung cư, xây dựng các tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, xây cầu… Quá trình đô thị hóa càng nhanh, nguồn nước tự nhiên càng bị ô nhiễm. Việc tiêu thụ quá nhiều cũng như xả rác bừa bãi… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cuộc sống của con người.

2/ Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Xử lý nước thải đúng cách

Xử lý nước thải để giảm mức ô nhiễm nguồn nước. Vì thế, cần có quy trình làm sạch bằng các kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay có một số nhà máy xử lý nước thải loại bỏ mầm bệnh. Đồng thời, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi. Ngoài ra, bể tự hoại trong gia đình cần đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.

nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

Áp dụng nông nghiệp xanh

Nông nghiệp xanh tức là nông dân có thể xây dựng và đưa vào thực tế các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa, làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm.

Đồng thời, nông nghiệp xanh sẽ hạn chế sử thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, kiểm soát dịch hại sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học.

Xử lý nước thải công nghiệp

Các ngành sản xuất nên đảm bảo xử lý nước thải, ngăn ngừa lượng nước thải gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nước thải có các thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước

Luật chống ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng có thể thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu như nước thải và xử lý chất thải công nghiệp, quản lý rác thải. Các luật này hướng đến thị trường, ngành công nghiệp, bệnh viện, trường học, các địa phương.

 

Chia sẻ ngay:

Chia sẻ zalo
bannerbanner

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Khởi đầu dự án của bạn ngay thôi

Liên hệ với chúng tôi

Bài viết liên quan

Tới trang tin tức

Không có bài viết phù hợp

call for calltact
call for calltact